Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

Ngày 08/02/2025 09:09 AM (GMT+7)

Quả chanh là một loại gia vị được yêu thích trong nhà bếp, không thể thiếu trong nhiều món ăn và cũng là thực phẩm rất đa năng. Vậy khi ăn chanh thường xuyên mang lại lợi ích gì?

1. Dinh dưỡng của quả chanh

Một quả chanh nguyên quả (65 gram) chứa:

Lượng calo: 19

Carbohydrate: 6g

Chất xơ: 2g

Tổng lượng đường: 2,5g

Chất đạm: 1g

Natri: 2mg

Vitamin C: 34mg

Canxi: 17mg

Kali: 90mg

Magiê: 5mg

2. Lợi ích sức khỏe của quả chanh

Giúp làn da khỏe mạnh hơn: Giàu vitamin C, quả chanh giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, một yếu tố quan trọng giúp da mềm mại, rạng rỡ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận: Nghiên cứu cho thấy uống nước cốt chanh pha loãng trong nước hàng ngày có thể làm tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, một loại muối trong axit citric liên kết với canxi và có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Axit citric trong quả chanh làm giảm nguy cơ sỏi thận bằng cách pha loãng nước tiểu và tăng hàm lượng citrate.

Axit citric trong quả chanh làm giảm nguy cơ sỏi thận bằng cách pha loãng nước tiểu và tăng hàm lượng citrate.

Hấp thụ sắt hiệu quả hơn: Vitamin C trong chanh có thể tăng cường đáng kể khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt không heme, có nguồn gốc từ thực vật. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt (tình trạng số lượng hồng cầu thấp hơn mức trung bình). Sắt còn rất cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng và tăng trưởng, phát triển bình thường.

Giàu chất chống oxy hóa: Chanh có nhiều flavonoid, có thể mang lại cho chanh đặc tính chống oxy hóa tự nhiên, giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào trong cơ thể; tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

3. Rủi ro tiềm ẩn khi ăn chanh

Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chanh ở mức độ vừa phải là rất quan trọng. Hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến sức khỏe răng miệng kém theo thời gian nếu tiêu thụ quá nhiều và thường xuyên.

Ngoài ra, ở những người bị trào ngược axit, ăn quá nhiều chanh có thể gây ợ nóng, đặc biệt là ăn khi bụng đói. Đối với người bị dị ứng với phấn hoa cỏ hoặc trái cây họ cam quýt như cam hoặc chanh xanh, cũng có thể bị dị ứng với chanh. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt và nước ép có thể gây kích ứng, làm trầm trọng thêm các vết loét miệng.

4. Cách thêm chanh vào chế độ ăn uống lành mạnh

Nước chanh giúp bạn duy trì đủ nước và cung cấp thêm vitamin C.

Nước chanh giúp bạn duy trì đủ nước và cung cấp thêm vitamin C.

- Uống nước chanh: Thêm nước cốt chanh vào nước rồi uống có thể giúp duy trì đủ nước và cung cấp vitamin C cho cơ thể. Vắt nửa quả chanh vào cốc nước và uống ngay vào buổi sáng hoặc trong suốt cả ngày.

- Sử dụng vỏ chanh để tăng thêm hương vị: Vỏ chanh bào hoặc nạo là một cách rất tốt dùng để tăng thêm hương vị cho các món nướng, nước sốt và nước ướp…

- Trà chanh: Thêm nước cốt chanh vào trà có thể cung cấp thêm vitamin C và tăng thêm hương vị mà không cần thêm đường.

- Vắt nước cốt chanh tươi vào các món ăn: Nước cốt chanh tươi làm tăng hương vị cho nhiều loại thực phẩm, từ các món cá, gà cho đến các món rau ăn kèm. Chỉ cần vắt nước cốt chanh lên món ăn đã chế biến và thưởng thức.

- Làm lạnh chanh: Kéo dài độ tươi của chanh bằng cách bảo quản trong túi nhựa kín trong tủ lạnh và bảo quản chanh đã cắt trong hộp kín, mặt cắt hướng xuống dưới. Điều này giúp chanh không bị khô và giữ được độ mọng nước trong thời gian dài hơn.

Chanh là nguồn dinh dưỡng dồi dào luôn có một vị trí trong bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Chúng là nguồn cung cấp vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất thiết yếu như kali, canxi và magiê.

Thưởng thức chanh ở mức độ vừa phải thậm chí có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da, giảm nguy cơ sỏi thận, tăng cường hấp thụ sắt, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy lượng chanh tiêu thụ quá nhiều có thể làm hỏng men răng do hàm lượng axit citric cao. Do đó, ăn chanh ở mức độ vừa phải để tận dụng hương vị và lợi ích dinh dưỡng của loại thực phẩm này.

Mời bạn xem thêm video:

4 Cách pha chế chanh đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh

Bệnh sởi và cúm phân biệt thế nào? Sự nhầm lẫn có thể khiến bệnh trở nặng, đây là lời khuyên của chuyên gia
Bệnh sởi và bệnh cúm đều là các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường hay nhầm lẫn với nhau do một số triệu chứng mắc bệnh tương tự. Tuy nhiên, để điều...

Tin tức sức khỏe

Theo DS. Hải Sơn
Nguồn: [Tên nguồn]08/02/2025 06:00 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức sức khỏe