Nam việt quất có công dụng gì mà được gọi là "phù thủy làm trắng da", "cứu cánh" của phụ nữ bị viêm nhiễm? 

Ngày 08/01/2023 16:11 PM (GMT+7)

Quả nam việt quất (Cranberry) có những công dụng gì tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là chị em phụ nữ?

Quả nam việt quất hình tròn nhỏ, căng mọng, có màu đỏ tươi nhìn rất bắt mắt. Nam việt quất có chủ yếu ở nơi khí hậu lạnh hay trên đất rêu ngập nước, nhất là các tiểu bang của Mỹ và Canada. Loại quả này còn là nguồn xuất khẩu lớn của nhiều bang ở Mỹ, đặc biệt là Wisconsin.

Quả nam việt quất. (Ảnh minh họa).

Quả nam việt quất. (Ảnh minh họa). 

Những lợi ích sức khỏe của quả nam việt quất

Nam việt quất được mệnh danh là "thuốc tiên thiên nhiên" để làm trắng và chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C trong quả nam việt quất khoảng 14mg/100g, bằng một nửa quả cam (33mg/100g). Nếu chỉ nhìn từ góc độ này, nam việt quất thực sự không phải là "bậc thầy làm trắng".

Tuy nhiên, quả nam việt quất còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa khác, chẳng hạn như flavonoid, anthocyanins và polyphenol như proanthocyanidins. Bộ Nông nghiệp Mỹ từng đánh giá khả năng chống oxy hóa của 100 loại thực phẩm phổ biến và quả nam việt quất xếp thứ sáu trong danh sách này.

Chất chống oxy hóa phong phú trong quả nam việt quất có thể làm giảm tổn thương oxy hóa cho các tế bào trong cơ thể, ức chế sắc tố da và đóng một vai trò nhất định trong việc duy trì độ đàn hồi của da và làm sáng màu da.

Nam việt quất còn hiệu quả trong việc giúp cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nam việt quất có giá trị sử dụng trong phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu tái phát ở phụ nữ trẻ và trung niên, đặc biệt là bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát lâu dài và các bệnh khác.

Ăn quả nam việt quất, phụ nữ có thể giảm bớt khó chịu ở dạ dày sau khi ăn, bởi nó có tác dụng cải thiện nhất định đối với chứng đau bụng, đầy bụng, chán ăn. Quả nam việt quất cũng chống viêm và có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa.

Đương nhiên, chỉ mình nam việt quất không phải là thần dược trong điều trị bệnh khó nói cho chị em, mà còn cần phải kết hợp điều trị với thuốc. 

Các nghiên cứu cũng cho thấy quả nam việt quất có thể giúp ức chế Helicobacter pylori. Trong một thử nghiệm, uống nước ép nam việt quất chứa nhiều proanthocyanidin hai lần một ngày giúp giảm 20% nhiễm H. pylori. Nghiên cứu cũng đề cập cụ thể rằng uống nước ép nam việt quất có thể được coi là một phương pháp bổ sung. 

Quả nam việt quất còn có thể cải thiện tình trạng táo bón cho phụ nữ, bởi vì chúng rất giàu chất tanin cô đặc, có thể ức chế cơ hội của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Mua nam việt quất sao cho an toàn? 

Quả nam việt quất là loại quả vỏ mỏng và khó bảo quản. Thêm vào đó, vị của quả khá chua, không thuộc loại dễ ăn nếu ăn tươi. Trên thị trường, bạn có thể mua nam việt quất đã sấy khô, đóng túi và nhập khẩu. Cần đọc kỹ thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của quả này, vì khi chế biến, đơn vị sản xuất thường cho thêm đường để điều chỉnh mùi vị sản phẩm. Một cuộc khảo sát cho thấy một quả nam việt quất khô phổ biến trên thị trường chứa 29 gam đường trong 40 gam quả. 

Ai không nên ăn nam việt quất?

Y khoa lưu ý bạn không nên ăn nam việt quất nếu đang gặp vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm hang vị, viêm loét dạ dày,… Quả nam việt quất có lượng vitamin C cao, nồng độ axit cao, ăn vào có thể gây kích ứng dạ dày, không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. 

Quả nam việt quất khô. (Ảnh minh họa).

Quả nam việt quất khô. (Ảnh minh họa). 

Ngoài ra, trong quả nam việt quất có chứa axit oxalic, có thể kích thích sự lắng đọng của sỏi thận. Ăn quả nam việt quất quá nhiều có thể làm cho bệnh sỏi thận tệ hơn. 

Một số nghiên cứu cho thấy, trong trái việt quất có chứa salicylic acid - là thành phần chủ chốt trong thuốc aspirin. Vì vậy nếu như bạn đang dùng thuốc aspirin, lại ăn thêm nam việt quất thì có thể làm tăng nguy cơ gây loãng máu.

Dưa chuột bao tử nhỏ hơn dưa chuột nhưng dinh dưỡng có chắc ít hơn, nhiều người bỏ phí không biết
Dưa chuột bao tử có kích thước nhỏ hơn dưa chuột trưởng thành nhưng lượng dinh dưỡng lại cao hơn.

Thực phẩm phòng bệnh

Thùy Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh