Vụ nhiều học sinh Hà Nội ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Nguy cơ ngộ độc có thể đến từ nguồn nào?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 29/03/2023 15:46 PM (GMT+7)

Dù chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ngộ độc, các chuyên gia nhận định nguy cơ dẫn tới nhiều học sinh đau bụng, buồn nôn đến từ một số lý do dưới đây.

Liên quan đến sự việc nhiều học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) có biểu hiện ngộ độc sau khi đi dã ngoại về, hiện đa số học sinh đã được xuất viện, còn một số trường hợp gia đình cho ở lại theo dõi thêm. Lãnh đạo Trường tiểu học Kim Giang cho biết, hiện chỉ còn 8 học sinh đang ở viện theo dõi, một số cháu ngày 28/3 có biểu hiện ngộ độc, hôm nay đã đi học bình thường. Về bếp ăn tập thể của trường, hiện tạm thời đóng cửa chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 38 học sinh có biểu hiện ngộ độc tại trường tiểu học Kim Giang đến khám, nhập viện điều trị. Hiện còn 5 bệnh nhi đang được theo dõi, điều trị nhưng tình trạng không nặng, số còn lại đã ổn định, được xuất viện.

Về nguyên nhân khiến trẻ nhập viện, vị lãnh đạo này cho biết, các mẫu đã được gửi đi xét nghiệm nên chưa thể nói nguyện nhân chính xác gây ra vụ ngộ độc là gì. Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị lâu năm, vị bác sĩ này nghi ngờ học sinh ngộ độc có thể do trong thức ăn có độc tố sẵn hoặc bị vi khuẩn xâm nhập trong quá trình vận chuyển tới nơi dã ngoại.

Học sinh ngộ độc được điều trị tại BV Bạch Mai cơ bản đã ổn định và đa số được xuất viện.

Học sinh ngộ độc được điều trị tại BV Bạch Mai cơ bản đã ổn định và đa số được xuất viện. 

Trước sự vụ này, lãnh đạo trung tâm nhi khoa khuyến cáo, mọi người cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên rửa chân tay sạch sẽ. Khi có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài cần đến cơ sở y tế để khám, theo dõi.

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm, với trường hợp cụ thể này có thể xảy ra do món ăn, thậm chí là cả nước uống. Trong đó, món ăn cũng có nhiều vấn đề, ví dụ như thực phẩm không đảm bảo dễ nhiễm khuẩn gây ngộ độc. Đôi khi thực phẩm an toàn, nhưng quá trình chế biến lại không đảm bảo, vệ sinh không an toàn, vận chuyện lây nhiễm cũng khiến thức ăn bị nhiễm vi khuẩn và gây độc.

Do vậy, để biết nguyên nhân gây độc từ đâu, khâu nào là rất khó. Thậm chí, khi có kết luận cuối cùng thì mọi người cũng chỉ biết món ăn đó chứa vi khuẩn, mà không biết nó nhiễm vi khuẩn từ khâu nào.

PGS Thịnh khuyến cáo, bên cạnh việc giáo dục trẻ cũng như cả cộng đồng về việc ăn chín, uống sôi thì cần đẩy mạnh giáo dục vệ sinh bàn tay, vệ sinh an toàn dụng cụ chế biến, dụng cụ chia thức ăn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh thanh tra, quản lý nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, nhất là thực phẩm đưa vào trường học.

Ngày 28/3, trường Tiểu học Kim Giang tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm tham quan, gồm cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh quy.

Học sinh ăn trưa lúc 11h. Trong quá trình đi trải nghiệm, học sinh mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19 lít của Nông trại Cánh Buồm Xanh.

Khoảng 14h cùng ngày, đoàn về đến trường, một số học sinh đau bụng, nôn; kèm đi ngoài phân lỏng 2-3 lần. 3 giờ sau, tổng cộng 56 học sinh có cùng biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, được chuyển đến các bệnh viện tại Hà Nội.

Vụ hơn 50 học sinh Hà Nội ngộ độc sau chuyến đi dã ngoại: Bữa ăn có gà chiên xù, canh chua và khoai tây chiên
Theo kết quả xác minh ban đầu, các món ăn đều được nhà trường chuẩn bị trước và đưa đến địa điểm dã ngoại để học sinh sử dụng trong bữa trưa. Đến buổi chiều nhiều học sinh có biểu hiện ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ độc thực phẩm