Bà mẹ trẻ đã gửi tâm thư chia sẻ về phương pháp đẻ mổ "không như là mơ", để chị em đang bầu bí có quyết định chính xác trước khi chọn sinh thường hay sinh mổ.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các bà bầu sinh mổ ở Mỹ đã tăng lên tới con số 30%. Thậm chí ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ này còn có thể lên tới trên 50%. Điều đáng nói là trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh con này. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực như đẻ nhanh, giảm nguy cơ rủi ro... thì còn rất nhiều điều về đẻ mổ có thể chị em chưa biết.
Và một bà mẹ Mỹ đã từng có kinh nghiệm sinh mổ đã chia sẻ những vấn đề liên quan đến phương pháp sinh nở này, hy vọng sẽ giúp chị em chuẩn bị đón con yêu có cái nhìn rõ nét hơn.
1. Đẻ mổ không nhẹ nhàng như cắt một tờ giấy
Trước khi nằm trên bàn mổ, tôi luôn có thái độ tích cực và rõ ràng về chuyện sinh con. “Nếu sinh, tôi sẽ đẻ mổ. Đó là việc đương nhiên”. Thậm chí, tôi lạc quan về việc sinh mổ dễ dàng giống như cắt một tờ dấy, bổ một quả táo vậy.
Thực tế lại khác, đó thực sự là một ca đại phẫu, bác sỹ rạch bụng và lấy đứa bé ra khỏi cơ thể bạn. Tôi quằn mình trên bàn mổ với nhiều banh kẹp trên bụng, hai chân thì được cố định bằng dụng cụ kỳ lạ. Sau đó, tôi không thể ăn đồ ăn rắn cho đến khi tự đi tiểu và đánh rắm được.
Mất khoảng 24 giờ sau khi con gái tôi chào đời, hai việc tưởng chừng dễ như ăn cháo ở trên mới được hoàn thành. Chưa kể đến tình trạng đau lưng sẽ diễn ra trong nhiều ngày sau đó.
Tỷ lệ các bà mẹ sinh mổ đang ngày một gia tăng. (Ảnh minh họa)q
2. Quá trình phục hồi lâu hơn bạn nghĩ
“Không đi bộ quá lâu ngay sau khi sinh mổ”, bác sỹ dặn tôi kỹ lưỡng sau khi tôi xuất viện. Tôi thực sự ghi nhớ lời cảnh báo ấy khi trong tình trạng ngồi xe lăn để chồng đẩy ra ô tô. “Tôi nghĩ lại, không nên đi bộ nhiều, vậy cô ấy có biết mình đang ở New York, cần 10 phút đi bộ để từ nhà ra chỗ đậu ô tô?”
Đây chính là lý do vì sao bác sỹ lại khuyên như vậy. Toàn thân đau ê ẩm. Một số mẹ bầu lên kế hoạch đẻ mổ từ trước, tuy nhiên số khác lại bất khả kháng phải sinh mổ sau vài giờ cố sinh thường. Dù sao thì bạn sẽ vẫn trở về nhà với trận chiến mới, vừa chăm con vừa chống chọi lại các cơn đau.
Thậm chí, khi các vết sẹo đã lành, thì nó vẫn rát, ngứa trong 4 đến 6 tháng sau. Bất kỳ thứ gì cọ xát vào chẳng hạn như chân của con, tôi có cảm giác giống như vết mổ bị cào cấu khó chịu.
3. Khi mổ, bác sỹ sẽ di chuyển các cơ quan nội tạng
Bạn không biết bác sỹ sẽ làm việc này ư? Vậy làm sao họ tiếp cận được tử cung. Tôi có cảm giác rất lạ về những bộ phận trong ổ bụng của mình dù sinh mổ sau vài tuần. Nó giống như ai đó đã cố sắp xếp lại chúng vào trong, nhưng trật tự đã bị đảo lộn một chút.
Trong hầu hết các ca sinh mổ, bàng quang và ruột sẽ được gạt sang một bên để nhường đường cho tử cung, rồi em bé được lấy ra khỏi cơ thể bà bầu. Thậm chí, trong quá trình phẫu thuật, ruột có thể bị tổn thương, sẽ được bỏ ra ngoài để xử lý vết thương trước khi sắp xếp lại trong ổ bụng.
4. Sinh mổ cũng có thể là điều kỳ diệu
Tất cả mọi cách sinh nở đều được coi là tự nhiên, không có cái gì là hoàn hảo hay phù hợp 100% với ai đó. Thậm chí, sinh mổ cũng có thể coi là điều kỳ diệu, nếu bạn có kế hoạch trước, tập luyện và chuẩn bị đầy đủ về thể chất, tinh thần đón nhận ca phẫu thuật quan trọng này.
5. Vẫn có thể sinh thường sau lần đẻ mổ
Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về sức khỏe, cơ thể của từng người. Tuy nhiên, với tôi sau sinh mổ lần đầu, tôi vẫn sinh thường lần thứ hai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ cẩn trọng nếu muốn sinh thường vào lần sau.