Bà bầu ăn dứa có sao không, hãy nghe chuyên gia tư vấn

Ngày 08/06/2019 16:47 PM (GMT+7)

Bác sĩ chia sẻ, ăn dứa có thể không nguy hiểm hoặc không làm mẹ sinh non, nhưng nếu ăn một lượng dứa rất lớn (khoảng 7 - 10 quả cùng một lúc) có thể sẽ đem lại cho bà bầu ảnh hưởng không mong muốn

Bà bầu ăn dứa có sao không, hãy nghe chuyên gia tư vấn - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Bà bầu ăn dứa có sao không, hãy nghe chuyên gia tư vấn - 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam 

Dứa là loại quả ngọt, thơm, tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, khi mang thai, không nên ăn dứa bởi dứa nóng sẽ gây xảy thai. Có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.Vậy sự thật là như thế nào? Hãy cùng lắng nghe những tư vấn của chuyên gia ngay dưới đây để có cái nhìn đúng hơn về dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Ăn dứa có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric). Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao. ... Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein.

Dứa có chứa bromelain, viên uống có chứa bromelain không được khuyến nghị dùng khi đang mang thai bởi nó có thể phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bất thường. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ.

Trên thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, bà bầu phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc và điều này hầu như không thể xảy ra. Chính vì vậy, ăn dứa với mức độ vừa phải, như một trái cây sẽ không có tác động tiêu cực lên thai kỳ của bà bầu.

Có nên dùng dứa làm hoa quả cho bà bầu không?

Chế độ ăn của bà bầu thường được tạo nên từ các loại thực phẩm trong tháp dinh dưỡng. Thai kỳ bà bầu cần bổ sung nhiều nước, ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khỏe mạnh để cả mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất.

Những thực phẩm thuộc các nhóm sau đây sẽ giúp em bé của bà bầu có thêm vitamin và chất khoáng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh:

- Ngũ cốc Trái cây và rau xanh Protein (thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu)

- Các chế phẩm từ sữa

- Các yếu tố tuổi tác, chiều cao, cân nặng và các yếu tố dinh dưỡng khác sẽ quyết định lượng thức ăn mẹ nên ăn là bao nhiêu.

- Phụ thuộc vào từng mùa, có rất nhiều loại trái cây và rau quả bà bầu có thể ăn. Các lựa chọn tốt nhất bao gồm: táo, cam, đậu xanh, mơ, xoài, dứa, khoai lang, rau cải, bí đỏ...

- Nếu bà bầu không có sẵn rau quả tươi, bà bầu có thể sử dụng rau quả đông lạnh, đóng hộp hoặc rau quả sấy khô để thay thế.

Bà bầu ăn dứa có sao không, hãy nghe chuyên gia tư vấn - 3

Dứa là loại quả ngọt, thơm, tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, khi mang thai, không nên ăn dứa bởi dứa nóng sẽ gây xảy thai. Ảnh minh họa

Bà bầu ăn dứa như thế nào trong thai kỳ?

Mỗi trái dứa chứa hơn 100% lượng vitamin khuyến nghị bà bầu cần trong ngày. Dứa cũng là nguồn cung cấp rất tốt các chất sau:

- Vitamin C: Một vitamin chống oxy hóa là cần thiết cho làn da khỏe mạnh và chức năng miễn dịch. Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, mẹ bầu có thể thử một miếng dứa.

- Mangan: Một khoáng chất cần thiết thường được tìm thấy với số lượng cao trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.

- Đồng: Một chất khoáng với nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như yếu tố trong việc tạo ra các tế bào máu đỏ.

- Folate (Vitamin B9): Một loại chất thuộc nhóm vitamin B, quan trọng cho sự tăng trưởng mô và chức năng tế bào bình thường và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

- Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn thơm có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.

Đây là những loại dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của em bé nói riêng và rất tốt cho sức khỏe của bà bầu nói chung. Nếu bà bầu muốn bổ sung thêm dứa vào bữa ăn trong thai kỳ của bà bầu nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, bà bầu có thể thêm dứa bằng rất nhiều cách:

- Cắt các miếng dứa tươi và thêm vào món sữa chua để ăn sáng.

- Chế biến dứa thành sinh tố.

- Làm salad với dứa

- Làm kem dứa

- Kết hợp dứa với các món xào

- Dùng để làm bánh pizza

Bà bầu ăn dứa có sao không, hãy nghe chuyên gia tư vấn - 4

Ăn dứa có thể không nguy hiểm hoặc không làm bà bầu sinh non. Ảnh minh họa

Nguy cơ của việc ăn dứa trong khi mang thai

Ăn dứa có thể không nguy hiểm hoặc không làm bà bầu sinh non, nhưng nếu ăn một lượng dứa rất lớn (khoảng 7 - 10 quả cùng một lúc) có thể sẽ đem lại cho bà bầu ảnh hưởng không mong muốn như đã trao đổi ở trên.

Nên thận trọng nếu dạ dày của bà bầu nhạy cảm. Axit trong dứa có thể làm bà bầu bị ợ nóng hoặc trào ngược axit. Tốt nhất, bà bầu nên ăn dứa với lượng vừa phải. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bà bầu bị nghén nhiều như nôn hoặc ợ nóng, hãy rất hạn chế loại quả này.

Nếu bà bầu không thường xuyên ăn dứa nhưng lại xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi ăn dứa, bà bầu nên hỏi bác sỹ hoặc đi khám ngay.

Các triệu chứng dị ứng bao gồm:

- Ngứa hoặc sưng phù miệng

- Phản ứng dị ứng trên da

- Khó thở như kiểu hen suyễn

- Ngạt mũi, chảy nước mũi.

Các phản ứng này thường sẽ xuất hiện sau khi ăn dứa vài phút đến vài giờ. Bà bầu sẽ dễ bị dị ứng với dứa hơn nếu bà bầu cũng dị ứng với phấn hoa hoặc cao su.

Bà bầu cần nhớ điều gì?

Ăn dứa trong khi mang thai không gây sảy thai hoặc sinh sớm. Bà bầu có thể thưởng thức dứa tươi với một lượng vừa phải. Nếu bà bầu lo lắng về việc ăn dứa, hãy trao đổi với bác sỹ về mối lo ngại của bà bầu để được tư vấn kịp thời về dứa cũng như các loại thực phẩm, hoa quả khác có thể giúp bà bầu đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho thai nhi cũng như chính bà bầu.

Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia
Theo Đông Y những người bị cao huyết áp, người bị tiểu đường và phụ nữ mang thai là những đối tượng không nên ăn nhiều nhãn.

Dinh dưỡng thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia