Quả nhãn là loại trái cây khoái khẩu với mọi người nhưng liệu bà bầu có nên ăn nhãn, lỡ ăn nhãn khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là vấn đề được rất nhiều phụ nữ mang thai quan tâm.
Hoa quả không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bà bầu. Tuy nhiên vì đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng nên các mẹ bầu luôn cân nhắc trước khi bổ sung bất cứ loại trái cây nào vào cơ thể và nhãn cũng nằm trong số đó. Cứ mỗi mùa nhãn đến, các mẹ bầu lại rần rần đặt câu hỏi trên các diễn đàn dành cho mẹ và bé: Liệu bà bầu có nên ăn nhãn? Bà bầu ăn nhãn có tốt không? Lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không?... Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc trên.
Bà bầu ăn nhãn có tốt không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ mang thai. (ảnh minh họa)
Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn
Nhãn hay còn gọi là long nhãn là loại trái cây như vải thiều có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đối với 100g nhãn đã bóc bỏ, bỏ hạt có chứa những chất dinh dưỡng dưới đây:
Dinh dưỡng | Số lượng/100g |
Calo |
60 |
Carbohydrates |
15.1g |
Chất béo |
0.1g |
Proteins và Amino Acids |
1.3g |
Vitamin C |
84mg |
Riboflavin |
0.1mg |
Niacin |
0.3mg |
Canxi |
1g |
Sắt |
0.1mg |
Magiê |
10mg |
Photpho |
21mg |
Kali |
266mg |
Kẽm |
0.1mg |
Đồng |
0.2mg |
Mangan |
0.1mg |
Nước |
82.7g |
Ash |
0.7g |
Long nhãn có chứa ít cholesterol và natri nhưng lại là nguồn thực phẩm dồi dào kali, thiamin và riboflavin và vitamin C rất tốt cho sức khỏe.
Lợi ích với sức khỏe khi ăn nhãn
Đối với người khỏe mạnh bình thường thì nhãn là loại trái cây bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Hạn chế tăng cân
Dù có tính ngọt nhưng nhãn là loại quả ít calo nên đây là lựa chọn lành mạnh cho những người không muốn tăng cân nhanh.
Tốt cho hệ thống miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả nhãn sẽ giúp cải thiện cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác.
Loại trái cây này cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt trong máu, giúp phòng ngừa nguy cơ bị thiếu máu và giúp da khỏe mạnh hơn.
Chữa lành vết thương nhờ chứa chất chống oxy hóa
Quả nhãn từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền giúp chữa các bệnh liên quan đến thần kinh, giảm viêm, giảm chứng mất ngủ… Long nhãn còn chứa chất chống trầm cảm rất tốt, vì vậy khi ăn loại trái cây này sẽ giúp dây thần kinh được thư giãn, giảm bớt khó chịu và mệt mỏi.
Long nhãn còn chứa một chất chồng oxy hóa tự nhiên có đặc tính chống viêm, giảm các phản ứng do viêm nhiễm hiệu quả.
Bà bầu có nên ăn nhãn?
Mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe người bình thường nhưng với bà bầu cần phải cân nhắc khi ăn nhãn.
Bà bầu ăn nhãn không có lợi cho sức khỏe thai kỳ. (ảnh minh họa)
Với câu hỏi bà bầu có được ăn nhãn không? Thì câu trả lời là không. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn long nhãn trong tất cả các giai đoạn mang thai. Lý do là bởi nhãn có tính nóng, khi bà bầu ăn sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể, gây cảm giác nóng bừng và khó chịu.
Loại quả này cũng được cho là có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây đau bụng dưới và chảy máu, khiến cho tình trạng mang thai bị nguy hiểm.
Những rủi ro khi bà bầu ăn nhãn là nhiều hơn so với vị ngọt ngào và lợi ích mà nó đem lại. Do đó, tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh ăn quả nhãn.
Lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không?
Một vấn đề nữa cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm là lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không? Nếu bạn ăn ở mức độ vừa phải và theo dõi không có vấn đề gì với cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với sức khỏe thai kỳ của mình. Khi đã lỡ ăn nhãn, mẹ bầu nên chú ý theo dõi sức khỏe và cần đến gặp bác sĩ nếu nhận ra bất cứ dấu hiệu lạ nào không tốt với em bé trong bụng. Để đảm bảo cho thai kỳ được suôn sẻ, tốt hơn hết phụ nữ mang thai nên nói không với nhãn.