Bà bầu có nên đi chùa đầu năm?

Ngày 04/02/2019 12:30 PM (GMT+7)

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, người Việt lại rủ nhau đi lễ chùa đầu năm để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với cả gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, có không ít ý kiến trái chiều cho rằng, bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?

Nhiều bà bầu muốn đi vào chùa cầu an, cầu phước cho gia đình và con cháu. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì ở chùa nhiều âm khí sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn có quan niệm, chùa là nơi nhiều vong linh, nếu có bầu mà đi chùa thai nhi dễ bị "cướp" mất vía. 

Chính bởi quan niệm đó mà nhiều bà bầu không dám đi lễ chùa phải kiêng cữ. Hãy cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia để hiểu rõ hơn về thực hư chủ đề bà bầu có nên đi lễ chùa dịp Tết không.

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm? - 1

Bà bầu có nên đi lễ chùa dịp Tết không là băn khoăn của nhiều phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)

Trả lời chuyên môn về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà - Chủ tịch Hiệp Hội phong thủy Dương Công Cám Châu Thế Giới phân hội Việt Nam cho rằng: Bà bầu nên hạn chế ra chùa. Trong quá trình bầu bí mọi người phải để ý đến thai giáo, không nên ra chùa, ra nghĩa trang, nghĩa địa và không nên đi đám ma.

“Đó là nguyên tắc vì chùa có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa, nếu bà bầu đi ra chùa hợp, khi sinh con sẽ khóc. Em bé không phải khóc dạ đề mà khóc gào, khóc thét, khóc như có người cắn bấu bởi không có trường hợp nào khóc dạ đề đến 8 tháng, 10 tháng.

Nói chung mang bầu, mẹ nên hạn chế đi chùa. Bà bầu cầu nguyện có thể phát tâm vái vọng chứ không cần phải ra chùa. Chưa kể đi chùa đến chỗ đông người chen lấn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của thai nhi” – chuyên gia Hà nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo tâm linh, đạo phật thì vô thần, nhưng đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa là hữu thần. Trong hệ thống những vị thần này, có nhiều vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Do đó mà tốt nhất bà bầu nên kiêng tới đền, miếu để tránh những rủi ro không cần thiết.

Liên quan đến những giá trị về sức khỏe sản phụ khoa, bác sỹ Phạm Ngọc Hà – Khoa sản II – Bệnh viện Thanh Nhàn sẽ đưa ra những khuyến cáo đến các bà bầu trong việc chăm sóc thai kỳ vào dịp lễ tết, nhất là việc đến chùa chiền hoặc những nơi đông người.

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm? - 2

Các chuyên gia khuyến cáo: Bà bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề sức khỏe khi đến những nơi đông người có không khí ngột ngạt. (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa đầu năm

- Phụ nữ có thai cần hạn chế đến những chùa lớn, nơi tập kết đông người đến thăm viếng. Vì ở những nơi quá đông người chen lấn, xô đẩy ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhất là sảy chân bị ngã, rất nguy hiểm. Chưa kể chùa chiền mùa lễ Tết có nhiều hương khói. Không khí những nơi như này sẽ ngột ngạt. Với thai phụ, đặc biệt với những người sức đề kháng kém thì rất dễ mắc các bệnh về hô hấp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. 

- Bà bầu chỉ nên đi lễ chùa nếu thấy sức khỏe cho phép, nhất là thai nhi khỏe mạnh. Nếu cơ thể yếu, bà bầu dễ động hoặc sảy thai.

- Một người con hướng Phật thì dù ở đâu cũng có thể cầu niệm được chứ không nhất thiết phải đến chùa. Bà bầu tránh đi lại nhiều và xa khiến sức khỏe mệt mỏi quá mức, bởi thế nếu có chỉ nên đi chùa gần nhà. 

- Nếu có tới lễ chùa, bà bầu nên để tinh thần thư giãn bằng việc vãn cảnh, tìm điểm nghỉ chân hợp lý để sức khỏe được đảm bảo.

Người nhà Phật có câu “nhất niệm Tây phương” có nghĩa là 1 ý niệm thôi cũng đã đến miền đất Phật rồi, đã được Thần Phật chứng, thế nên không nhất thiết phải đi chùa nếu như trong tâm ta có Phật. Và trong Phật giáo cũng không dạy ta phải đi chùa thắp nhang hương mới có công quả, mà Phật dạy chúng ta nên hành thiện tích phước đức đó mới là điều Phật muốn và là cách tích nhiều công quả nhất.

Những triệu chứng mang thai chính xác đến 99%
Ths.BS Trịnh Thị Thúy chia sẻ, triệu chứng mang thai bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau, chị em có thể căn cứ vào một trong số những triệu chứng để từ...

Đau bụng khi mang thai

Như Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu không nên