Dấu hiệu mang thai sớm sẽ xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh. Lúc này cơ thể bắt đầu có nhiều thay đổi, xuất hiện các triệu chứng khó chịu xuất phát từ thai kỳ như buồn nôn và nôn, đói và đi tiểu thường xuyên.
Các triệu chứng và khó chịu khi mang thai được xuất phát từ thai kỳ nó không gây ảnh hưởng đáng kể nào tới các hoạt động hàng ngày hoặc gây ra mối đe dọa đáng kể nào với sức khỏe của mẹ và bé.
Dấu hiệu mang thai sớm có thể bao gồm: Chậm kinh, vú mềm, buồn nôn và nôn, đói và đi tiểu thường xuyên. ... Trong ba tháng đầu tiên, khả năng sảy thai (cái chết tự nhiên của phôi thai hoặc thai nhi) là cao nhất. Khoảng giữa tam cá nguyệt thứ hai, có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.
Các dấu hiệu và triệu chứng mang thai
Khi trứng được thụ thai thì cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu quả việc thụ thai thành công:
1. Buồn nôn và nôn(ốm nghén)
Ốm nghén xảy ra ở khoảng 70% phụ nữ mang thai, và thường cải thiện sau ba tháng đầu tiên. Phụ nữ có thể bị buồn nôn vào buổi chiều, tối và suốt cả ngày.
Không có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc điều trị có hiệu quả cho tất cả phụ nữ khi ốm nghén. Gừng có thể giúp một số phụ nữ nhưng kết quả thay đổi từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác.
Buồn nôn và nôn dấu hiệu triệu chứng khi mang thai
2. Ra máu báo thai(Chảy máu)
Theo Healthline máu báo thai xuất hiện ở ngày thứ 10 - 14 sau khi trứng được thụ tinh, đây là dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện ở 20% phụ nữ.
Máu báo thai chảy ra ở âm đạo của phụ nữ trong khi trứng đã được thụ tinh tạo thành phôi thai và đang làm tổ ở tử cung, bám dính lấy tử cung. Trong quá trình đó niêm mạc tử cung bị phôi thai đang làm tổ làm tổn thương gây ra hiện tượng xuất huyết và chảy ra ngoài âm đạo.
- Lượng máu: Ra rất ít, 1 vài giọt hoặc vết nhỏ dính ở quần lót, lượng máu đều đều như nhau ở mỗi ngày. Máu ra không kèm theo dịch nhầy và không vón cục.
- Màu sắc: Máu báo thai có màu hồng phớt, đỏ hoặc màu nâu
- Biểu hiện: Có thể hơi đau lâm râm bụng dưới nhưng không đáng kể.
- Thời gian: 2 - 3 ngày
Lưu ý: Chảy máu quá nhiều trong ba tháng đầu cũng có thể liên quan đến sẩy thai.
3. Đau lưng
Đau lưng xảy ra phổ biến trong thai kỳ, tỷ lệ phụ nữ bị đau lưng khi mang thai đã được báo cáo từ 35% đến 61%. Dấu hiệu mang thai này xuất hiện ngay từ khi quá trình thụ thai thành công, nó sẽ xuất hiện rõ hơn từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Nguyên nhân do cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn và các cơ lưng phải hoạt động tích cực hơn làm dây chằng ở lưng bị kéo dãn gây ra các cơn nhức mỏi dọc sống lưng.
Đau lưng dấu hiệu mang thai sớm
Sử dụng đai hỗ trợ thai sản chưa được chứng minh là giảm đau thắt lưng khi mang thai. Chúng có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm đau và kích ứng da cho người mẹ và ảnh hưởng tiềm ẩn đến thai nhi
4. Đau vùng chậu(Xương chậu)
Đau vùng chậu là dấu hiệu mang thai sớm nguyên nhân do khi thụ thai cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ sau này
Hormone sinh ra khi mang thai gây đau xương chậu
5. Chuột rút chân
Khi có thai tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chân. Hiện tượng chuột rút chân xuất hiện khá sớm từ khi bắt đầu mang thai. Hiện tượng chuột rút xảy ra nhiều hơn từ tháng thứ 3 của thai kỳ và tình trạng ngày một nặng thêm khi bụng bầu ngày càng to.
Chuột rút dấu hiệu mang thai sớm
Theo wikipedia.org Chuột rút ở chân (co thắt không tự nguyện ở cơ bắp chân) có thể ảnh hưởng từ 30% đến 50% phụ nữ khi mang thai,đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Chuột rút ở chân có thể cực kỳ đau đớn và trong khi chúng thường chỉ kéo dài trong vài giây, chúng có thể kéo dài trong vài phút. Không rõ liệu một số phương pháp điều trị bằng thuốc uống (như magiê, canxi, vitamin B hoặc vitamin C) có hiệu quả trong điều trị chuột rút ở chân khi mang thai, cũng như liệu các phương pháp điều trị này có an toàn cho mẹ hoặc bé hay không
6. Táo bón
Do tăng nồng độ hormone progesterone trong thai kỳ đây là nguyên nhân chủ yếu khi có thai, khiến giảm nhu động ruột thứ phát, làm tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn đến táo bón.
Táo bón là một trong số dấu hiệu mang thai sớm
Táo bón sẽ giảm dần khi thai nhi phát triển với tỷ lệ cao tới 39% sau 14 tuần tuổi thai giảm xuống còn 20% sau 36 tuần. Thay đổi chế độ ăn uống với bổ sung chất xơ và nhiều trái cây
7. Cơ thể mệt mỏi
Sự thay đổi hormone progesterone khi có thai làm gây xáo trộn trong cơ thể phụ nữ mang thai. Ốm nghén, buồn nôn và nôn, chán ăn khiến cơ thể bị suy kiệt.
Hormone progesterone khi mang thai gây ra mệt mỏi cho phụ nữ
Khi mang thai phụ nữ luôn có những lo lắng nhất định kết hợp với tâm trạng không vui như buồn rầu, chán nản dẫn đến tình trạng mệt mỏi và khó ngủ
8. Co thắt tử cung(Braxton Hicks)
Các cơn co thắt Braxton Hicks , còn được gọi là các cơn co thắt thực hành, là các cơn co tử cung lẻ tẻ đôi khi bắt đầu khoảng 16 tuần sau khi mang thai.
Các cơn co thắt không thường xuyên, không đều, không đau xảy ra vài lần mỗi ngày còn được gọi là chuyển dạ giả, đôi khi có thể là dấu hiệu sinh non.
Co thắt tử cung dấu hiệu báo mang thai sớm
Một số nguyên nhân gây co thắt tử cung
- Mất nước có thể làm cho cơ bắp co thắt bổ sung Hydrat hóa đầy đủ có thể làm giảm bớt các cơn co thắt Braxton Hicks.
- Nằm nghiêng bên trái có thể giúp giảm đau do co thắt.
- Một sự thay đổi nhỏ trong chuyển động đôi khi làm cho các cơn co thắt biến mất.
- Đi tiểu có thể chấm dứt các cơn co thắt.
9. Ngực căng, cương cứng và to hơn
Sau khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai thành công sẽ thay đổi về nồng độ hormone progesterone và estrogen giúp lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn khiến ngực bị căng tức, cương cứng và có cảm giác nóng ran xung quanh đầu, núm vú.
Ngực to, căng tức và bị đau là dấu hiệu mang thai sớm
10. Chậm kinh
Nếu chị em biết được ngày rụng trứng của bản thân thường là ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo 14 ngày, thì việc tính ra ngày gần nhất có thể thử thai là khi chậm kinh từ 5-7 ngày.
Sau 5-10 ngày quan hệ tình dục hoặc thấy chậm kinh bạn có thể thử que thử thai tại nhà để biết chính xác mình có mang thai không
11. Đi tiểu tiện nhiều
Theo các chuyên gia, đi tiểu nhiều không phải một dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai. Tuy nhiên, người mang thai thường gặp hiện tượng rối loạn tiểu tiện mà điển hình là chứng đi tiểu nhiều.
Nguyên nhân gây chứng đi tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai
- Do nồng độ hoóc-môn progesterone gia tăng, tiết ra hCG.
- Lưu lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên, thận bài tiết ra nhiều nước, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ khiến đi tiểu nhiều hơn.
12. Mũi nhạy cảm với mùi hương hơn
Ở thời gian đầu khi mang thai cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn với các loại mùi, nhẹ thì cảm thấy khó chịu, nặng thì nôn ọe...Những loại mùi ngày thường rất thích nhưng khi mang thai có thể lại thấy khó chịu. Đây được gọi là hiện tượng ốm nghén.
13. Tiết dịch âm đạo nhiều
Khi gần đến thời gian của chu kỳ kinh bình thường chị em thấy sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo trong thai kỳ sẽ nhiều hơn bình thường nhưng không có hại. Vì vậy, cần hạn chế thụt rửa nhiều để tránh gây kích ứng ảnh hưởng thai. Nhưng khi dịch âm đạo có mùi hôi và ngứa thì nên đi gặp bác sĩ.
14. Âm đạo sậm màu hơn
Sự thay đổi về nội tiết khi mang thai khiến sắc tố da mẹ bầu thay đổi, sắc tố da sẽ trở nên đậm hơn. Cô bé (âm đạo) trở nên sậm màu hơn, tối hơn.
15. Tăng cân
Cùng với sự thay đổi ở ngực thì cân nặng của chị em cũng sẽ có thay đổi tăng lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không dễ phát hiện ra trong những tuần đầu mang thai
Tăng cân là một trong các dấu hiệu mang thai sớm
16. Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi mang thai lượng progesterone trong cơ thể tiết ra nhiều hơn nên cơ thể nóng hơn so với người bình thường.
17. Tâm trạng thay đổi
Sự thay đổi hormone khi mang thai ảnh hưởng tới tâm trạng của người phụ nữ, khiến họ dễ “bị tổn thương” hơn, dễ hờn giận quá mức, vui buồn thất thường, đôi khi thấy mệt mỏi áp lực, dễ nổi giận và cảm thấy bức bối trong người.
18. Thói quen ăn uống thay đổi
Thói quen ăn uống khác so với thường ngày cũng là biểu hiện có thai sớm mà chị em có thể nhận biết được. Đột nhiên thích ăn những thứ chưa bao giờ thích hay đột nhiên khó chịu, cảm thấy buồn nôn với những món ăn, mùi vị thức ăn mà mình từng thích.
19. Đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng
Nếu chị em cảm thấy hơi đầy bụng, chướng bụng và khó tiêu, thỉnh thoảng lại sôi bụng ọc ọc ợ nóng, nhìn đồ ăn là muốn ăn nhưng không thể vì dạ dày đang khó chịu. Nếu đó không phải bệnh tiêu hóa thì đây là dấu hiệu mang thai.
20. Khó thở
Nguyên nhân là do khi mang thai cần thêm oxy cho phôi phát triển hay do hormone progesterone gia tăng mạnh. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở những chị em mang thai lần đầu, có thể kéo dài hết 9 tháng thai kỳ.
21. Chóng mặt, đầu óc choáng váng
Lượng màu cơ thể cần khi mang thai tăng gấp đôi nhưng cơ thể người mẹ trước đó đã thiếu máu nên máu không đủ cung cấp cho cơ thể gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
22. Tụt huyết áp
Nếu sau quan hệ 1 tuần chị em kiểm tra huyết áp thấy tụt giảm bất thình lình thì có thể đây là dấu hiệu báo hiệu có thai. Các bác sĩ sản khoa nói rằng huyết áp của phụ nữ có thai giảm từ lúc thụ thai và thấp nhất ở khoảng giữa chu kỳ, tăng trở lại bình thường trước khi sinh.
Tụt huyết áp do chèn ép tĩnh mạch chủ dưới khi có thai
23. Chảy máu cam
Khi có thai cơ thể sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi khiến chị em dễ bị chảy máu cam hơn.
24. Đau bụng dưới
Các cơn đau ở bụng dưới xuất hiện, không liên tục, thỉnh thoảng xuất hiện và vài ba lần trong ngày, thường kéo dài tới tuần thai thứ 6 là sẽ hết.
25. Hiện tượng nám da, rạn da
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai dễ khiến sắc màu của da thay đổi, các vết nám lộ rõ hơn, sạm, dạn hơn.
26. Thường xuyên buồn ngủ dù đã ngủ nhiều
Khi cấn thai lượng Progesterone tăng làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể, người phụ nữ mang thai hay uể oải, buồn ngủ, dân gian gọi hiện tượng này là “nghén ngủ”.
27. Khí hư dấu hiệu mang thai
Khí hư khi mang thai có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Sự thay đổi màu sắc này có liên quan đến những thay đổi về nội tiết trong cơ thể để thích hợp với việc làm tổ của thai nhi. Do vậy, nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nhận thấy khí hư ra nhiều, màu ngả vàng thì có thể đó là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai.