Mặc dù là một loại sữa tốt nhưng có lời đồn rằng uống sữa sữa đậu nành khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng giới tính thai nhi. Vì vậy nhiều chị em thắc mắc bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?
Đậu nành – thực phẩm giàu dinh dưỡng
Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành chứa một lượng lớn protein, sắt, kẽm rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong đậu nành có chứa các loại axit béo như omega-3, linoleic, linolenic…Đây đều là những axit béo không no giúp tăng cường quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp.
Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đậu nành còn có công dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ rất hiệu quả.
Bà bầu uống sữa đậu nành có lợi ích gì?
Nếu bạn còn đang thắc mắc bà bầu có nên uống sữa đậu nành hay không thì chúng tôi có thể trả lời rằng: nếu biết cách uống sữa đậu nành đúng cách, loại sữa này rất tốt cho bà bầu.
Isoflavone có trong sữa đậu nành không làm ảnh hưởng đến giới tính thai nhi như nhiều người vẫn lo lắng
- Sữa đậu nành cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh vì không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.
- Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành cùng hàm lượng protein, Riboflavin, vitamin A, D, B12 bằng với sữa bò. Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng sữa bò, biện pháp uông sữa thay thế chính là sữa đậu nành.
- Canxi trong sữa đậu nành ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cho mẹ bầu, đồng thời giúp hạn chế tình trạng loãng xương cho chị em.
- Ngoài ra, sữa đậu nành làm từ hạt đậu tương rất giàu chất xơ sẽ giảm bớt triệu chứng táo bón cũng như kiểm soát lượng đường trong máu cho thai phụ.
Vì sao có tin đồn sữa đậu nành gây ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?
Bản thân đậu nành có chứa isoflavone – một hoạt chất có trong hạt đậu tương. Hoạt chất này có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ. Nhiều người lo ngại estrogen trong đậu nành sẽ ảnh hưởng tới đến chức năng sinh sản của các bé trai như làm teo tinh hoàn, gây vô sinh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh lo ngại trên là sự thật.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người hay những đứa trẻ sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành bị ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy mẹ bầu có thể yên tâm uống sữa đậu nành mà không cần lo lắng về vấn đề giới tính thai nhi hay băn khoăn bà bầu có nên uống sữa đậu nành.
Nếu không uống được sữa bò mẹ bầu có thể dùng sữa đậu nành thay thế
Mẹ bầu uống sữa đậu nành như thế nào mới đúng?
- Liều lượng uống: 1 cốc sữa đậu nành chứa khoảng 50 mg isoflavone – một chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học khuyên rằng không nên bổ sung quá 100 mg isoflavone vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, thai phụ chỉ cần uống 1 cốc sữa đậu mỗi ngày là hợp lý. Uống đúng liều lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác, tránh bị đầy hơi, khó tiêu.
- Phải đun sôi sữa đậu nành khi uống: Việc này giúp loại bỏ các chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đề phòng mẹ bầu bị đau bụng, buồn nôn.
- Bà bầu không nên uống sữa đậu nành khi đói: Mẹ bầu nên ăn thức ăn nhẹ trước khi uống sữa đậu nành. Còn nếu uống khi đói thì các protein có lợi trong đậu nành sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hủy, mẹ bầu sẽ không hấp thu được các dưỡng chất này.
- Không dùng kết hợp sữa đậu nành với một số thực phẩm: như trứng (tạo ra chất kết tủa khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng); đường nâu (ảnh hương đến hệ tiêu hóa).
Khi nào mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành?
Nếu chị em mang thai đang gặp các vấn đề sau đây thì không nên uống sữa đậu nành:
Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi thêm nặng hơn.
Chị em có các bệnh về đường tiêu hóa: Mẹ bầu thường bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không nên uống sữa đậu nành.
Bị bệnh thận: Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận.