Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ

Thảo Nguyên - Ngày 18/09/2023 14:00 PM (GMT+7)

22 năm trong nghề sản phụ khoa, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc đã từng đỡ đẻ liên tiếp cho 2 thế hệ mẹ - con gái và được nhiều cháu gọi bằng bà.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 1

Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội; Học thạc sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại trường Đại học Y Hà Nội; ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích với kinh nghiệm 22 năm thăm khám, điều trị bệnh sản phụ khoa. Hiện chị Ngọc Bích đang là Phó trưởng khoa Phụ sản - Trưởng khoa sản II, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Bác sĩ Ngọc Bích và các đồng nghiệp. (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Ngọc Bích và các đồng nghiệp. (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Ngọc Bích cho biết, ngay khi học THPT, chị đã ước muốn được là bác sĩ sản khoa. Vì thế chị quyết định bước chân vào cổng trường Đại học Y Hà Nội. Khi ấy chị chỉ nghĩ đơn giản, nghề của mình là nghề của hạnh phúc vì người bệnh đến với mình toàn người khoẻ mạnh, khi họ ra về là niềm vui nhân đôi tràn ngập hạnh phúc.

Suốt 22 năm nay, bác sĩ Ngọc Bích nổi tiếng là bà đỡ mát tay tại viện Thanh Nhàn của nhiều đứa trẻ và là bác sĩ hết lòng vì các sản phụ. Bởi thế, một ngày của nữ bác sĩ chuyên khoa này luôn bận rộn từ sáng đến chiều tối.

“Sáng 7h30 tôi đi buồng khám và hội chẩn toàn bộ bệnh nhân đang nằm viện cùng các bác sĩ, điều dưỡng. Sau đó chủ trì giao ban tại khoa để nắm bắt tình hình chuyên môn cũng như giải quyết các vấn đề hậu cần phục vụ chuyên môn. Tôi cũng tham gia mổ, đỡ đẻ, khám các ca theo yêu cầu, khám hội chẩn những ca khó khi đồng nghiệp mời, đi khám hội chẩn chuyên khoa của các khoa trong toàn bệnh viện”, bác sĩ Ngọc Bích kể về một ngày làm việc bình thường của mình. 

Bên cạnh đó, bác sĩ Ngọc Bích còn tham gia giảng dạy sinh viên các trường đại học đến thực tập tại khoa, học các buổi học cập nhật kiến thức, nghiên cứu khoa học… Ngoài ra, chị giám sát, quản lý sát sao các vị trí làm việc, quang cảnh vệ sinh khoa phòng, giải quyết và trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp các ý kiến phản hồi từ người bệnh, giải đáp về chuyên môn…

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 3

Suốt 22 năm nay, bác sĩ Ngọc Bích nổi tiếng là bà đỡ mát tay tại viện Thanh Nhàn của nhiều đứa trẻ. (Ảnh: BSCC)

Suốt 22 năm nay, bác sĩ Ngọc Bích nổi tiếng là bà đỡ mát tay tại viện Thanh Nhàn của nhiều đứa trẻ. (Ảnh: BSCC)

Tất cả các công việc của nữ bác sĩ Ngọc Bích kết thúc công việc vào 17h30 chiều. Chưa kể những lúc nghỉ vẫn có khi vào viện hỗ trợ đồng nghiệp hoặc những ca do người bệnh yêu quý nên yêu cầu chính chị thăm khám, phẫu thuật.

22 năm trong nghề, bác sĩ Ngọc Bích bảo không thể nhớ hết chị đã đỡ và mổ đẻ cho bao nhiêu sản phụ. Chị chỉ nhớ bản thân đã đỡ đẻ cho 2 thế hệ liên tiếp, đỡ đẻ cho mẹ rồi lại đỡ cho con gái họ. Hiện có rất nhiều con của mẹ bầu gọi bác sĩ bằng bà.

Là bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm, bản thân chị cũng có nhiều áp lực và ám ảnh với diễn biến 1 số ca sinh thường nguy hiểm: “Các cụ có câu chửa là cửa mả, tức là rất nguy hiểm, diễn biến rất nhanh, đây là tính mạng của 2 người. Khi đến với bác sĩ, họ là những người khoẻ mạnh và với gia đình họ là an toàn, là mẹ tròn con vuông nên trách nhiệm đặt lên vai người bác sĩ sản khoa càng nặng nề. Chỉ cần 1 biến cố nhỏ thôi là họ không thể chấp nhận được tức là không được để xảy ra sai xót gì”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 5

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 6

Nữ bác sĩ hết lòng vì các sản phụ, coi sản phụ như người nhà mình. (Ảnh: BSCC)

Nữ bác sĩ hết lòng vì các sản phụ, coi sản phụ như người nhà mình. (Ảnh: BSCC)

Bởi chính áp lực này mà bác sĩ Ngọc Bích cho rằng, khi đã xác định chọn nghề bác sĩ sản khoa là phải luôn tận tâm, cẩn thận, theo dõi sát sao để luôn đồng hành cùng sản phụ vượt cạn an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những tai biến có thể xảy ra.

Phó trưởng khoa Phụ sản cũng thú nhận, trong cuộc đời làm bác sĩ sản khoa của mình, chị cũng từng không tránh khỏi việc đỡ đẻ, mổ đẻ thất bại. Thế nhưng những thất bại này chưa đến mức quá nghiêm trọng. Trước những ca như thế, chị thường giải thích cho người bệnh và người nhà hiểu, chia sẻ cùng bác sĩ, chăm sóc hỏi han người bệnh chu đáo hơn, động viên cả tinh thần và vật chất giúp họ cùng vượt qua.

Có lẽ vì luôn nhiệt tình, thăm khám kỹ càng, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân, đưa ra phương án điều trị phù hợp, thấu hiểu tâm tư của các sản phụ và gia đình sản phụ mà vị bác sĩ này được rất nhiều vợ chồng trẻ gửi gắm suốt thai kỳ để mong mẹ tròn con vuông. Khi được gửi gắm như vậy, chị Ngọc Bích luôn tâm niệm cố gắng hết mình, coi họ như người thân ruột thịt, chăm sóc tận tình chu đáo. Bản thân chị chỉ sợ không có đủ thời gian để đáp ứng hết nhu cầu của các sản phụ đã tin tưởng mình.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 8

Theo bác sĩ Ngọc Bích, chỉ cần cứ cố gắng tận tâm tận lực với nghề thì nghề không phụ. (Ảnh: BSCC)

Theo bác sĩ Ngọc Bích, chỉ cần cứ cố gắng tận tâm tận lực với nghề thì nghề không phụ. (Ảnh: BSCC)

Khi nhắc tới chuyện nhiều người kháo nhau, làm bác sĩ sản công việc nặng nề và nguy hiểm nhưng đồng nghĩa với nó là thu nhập khủng thì bản thân nữ bác sĩ này cũng thẳng thắn bày tỏ: “Đây là điều với nghề nào cũng vậy chứ không phải riêng nghề sản. Chỉ cần bác sĩ cứ cố gắng tận tâm tận lực với nghề thì nghề không phụ. Bác sĩ làm cho sản phụ tốt thì họ luôn biết ơn, nhớ bác sĩ, còn bác sĩ tất nhiên sẽ không nhớ hết được người họ đã từng giúp”, chị Ngọc Bích nói.

22 năm gắn bó với nghề, dù công việc nhiều lúc khó khăn, vất vả và áp lực nhưng với lòng yêu nghề, sự động viên của gia đình, sự hỗ trợ của đồng nghiệp nên chưa khi nào bác sĩ Ngọc Bích có ý định từ bỏ nghề mình đã chọn. Ngược lại, chị luôn lấy đó là động lực để vượt qua tất cả khó khăn, áp lực trong công việc của mình.

Hiện tại, ước muốn lớn nhất của 1 bác sĩ sản khoa như chị là có thể giúp các sản phụ vượt cạn an toàn, mẹ tròn con vuông. Hay mỗi cuối ngày khi đã trở về bên gia đình, nữ bác sĩ chỉ mong không có cuộc điện thoại khẩn cấp gọi đến viện hội chẩn đã là một hạnh phúc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ “mẹ - con” nhờ đỡ đẻ - 10

Bác sĩ sản khoa chỉ rõ những lợi ích khi sinh thường và sinh mổ: Mẹ bầu phải biết để ra quyết định
Sinh thường hay sinh mổ là câu hỏi mẹ bầu nào cũng băn khoăn đi tìm câu trả lời trong suốt thai kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Trung Đạo

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chân dung bác sĩ sản khoa