Những thay đổi đặc biệt ở vùng âm đạo này chắc chắn sẽ không một ai nói với mẹ bầu nhưng luôn luôn xảy ra.
Vùng kín là bộ phận chịu tổn thương nặng nề khi mang bầu và sau sinh. (ảnh minh họa)
Sinh đẻ với bất cứ bà mẹ nào chưa bao giờ là dễ dàng và luôn kèm theo rất nhiều những thay đổi đặc biệt là ở vùng kín. Và đây là những điều có lẽ không một bác sĩ hay y tá nào nói trước với bạn.
Tiết dịch âm đạo thay đổi
Một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai mà bà mẹ nào cũng nhận ra là tăng tiết dịch âm đạo và hiện tượng này diễn ra trong suốt thai kỳ. Bình thường tiết dịch âm đạo có màu trắng sữa, ít và mỏng, có mùi nhẹ nhưng khi mang thai tiết dịch âm đạo sẽ nhiều và thường có màu vàng, dính hơn, đặc biệt ở cuối thai kỳ.
Mẹ cũng cần biết một trong những dấu hiệu sắp sinh là tiết dịch âm đạo sẽ nhiều, dày và còn kèm theo máu. Khi nhận thấy dấu hiệu này, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Nước tiểu nặng mùi
Hầu hết các mẹ bầu đều phàn nàn về tình trạng nước tiểu nặng mùi và tình trạng nhói buốt, khó khăn khi đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận của mẹ bầu sẽ làm việc tích cực hơn để đáp ứng các kích thích tố và nhu cầu phát triển của thai nhi. Ngoài ra, một số mẹ bầu cũng nhạy cảm với mùi hơn nên có cảm giác nước tiểu của mình nặng mùi hơn.
Sưng âm đạo
Sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực âm đạo trong thời gian mang bầu sẽ khiến vùng kín của mẹ có thể sưng lên trong thai kỳ.
Vùng kín sẽ bị sưng lên khi mang bầu và ngay sau sinh nở. (ảnh minh họa)
Giãn tĩnh mạch ở âm đạo
Có khoảng 20% số bà mẹ nhận thấy hiện tượng giãn tĩnh mạch ở chân, tay thậm chí là ở âm đạo và âm hộ. Trước đây, không có biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch ở âm đạo nhưng ngày nay với nền y học phát triển, đã có một loại thiết bị đặc biệt có tên máy siêu âm âm đạo (TVS) – có thể cho thấy tĩnh mạch nào trong khung chậu gây ra tình trạng trên.
Với việc sử dụng hình ảnh siêu âm này, các chuyên gia sẽ có thể điều trị tĩnh mạch khung chậu qua việc gây tê cục bộ và tia X được dùng để hướng dẫn ống thông vào đúng tĩnh mạch cần xử lý. Một khi đã vào vị trí, ống phẫu thuật được cấy vào tĩnh mạch, tạm thời đóng tĩnh mạch đó lại.
Âm đạo giãn nở
Hormone relaxin tiết ra khi mang bầu sẽ giúp thư giãn dây chằng và làm mềm, mở rộng cổ tử cung sẵn sàng cho việc sinh nở. Cũng vì lý do này mà âm đạo mẹ bầu sẽ giãn nở hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh, mẹ sẽ càng nhận thấy âm đạo giãn nở rộng do quá trình em bé đi qua đường sinh. Mẹ sẽ mất khoảng 2-3 tháng để âm đạo hồi phục dần dần.
Môi âm hộ bị bầm tím
Nếu bạn vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không nhẹ nhàng, môi âm hộ có thể bắt đầu chảy máu hoặc bị bầm tím, tuy nhiên vùng bầm tím này sẽ dần tự tan đi.
Âm đạo có thể bị rách khi sinh nở
Trong quá trình sinh thường, hầu hết các bà mẹ sẽ bị rạch tầng sinh môn chỉ khác nhau ở mức độ. Việc này là để hỗ trợ quá trình sinh con dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ em bé bị nghẹt trong cổ tử cung. Vết rách âm đạo và tầng sinh môn sẽ được bác sĩ khâu lại sau sinh và sau 6-8 tuần sẽ dần phục hồi.
Đau đớn vùng kín
Quá trình sinh nở sẽ khiến vùng kín bị tổn thương, chảy máu khiến mẹ đau đớn. Lúc này, chị em nên dùng túi chường lạnh hoặc nóng sẽ giúp mẹ giảm đau và nhanh phục hồi hơn.
Són tiểu
Vùng kín lỏng lẻo sau sinh là nguyên nhân chính khiến mẹ hay bị són tiểu sau quá trình sinh nở. chị em có thể áp dụng những bài tập kegel sẽ giúp hỗ trợ vùng kín, giúp âm đạo se khít và giảm dần tình trạng són tiểu.