Các lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau đây không những tốt cho sức khỏe của chị em mà còn bảo vệ kế hoạch hóa gia đình. Mặc dù đặt vòng tránh thai là phương pháp an toàn nhưng cũng không thể tránh khỏi hệ lụy. Việc trang bị cho mình kiến thức xung quanh vấn đề đặt vòng tránh thai là rất quan trọng.
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng chất liệu nhựa dẻo có hình giống chữ T, được sử dụng nhằm ngăn cản tinh trùng gặp trứng. Từ đó giúp các gia đình kế hoạch hóa, tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngăn ngừa thụ thai được sử dụng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới, hiệu quả của phương pháp này lên tới 10 năm, đạt đến 95%-97% hiệu suất tránh thai.
Hình ảnh vòng tránh thai chữ T đang được sử dụng phổ biến hiện nay. (Ảnh minh họa)
Các lưu ý khi đặt vòng tránh thai trước và sau khi đặt
Lưu ý trước khi đặt vòng tránh thai
- Thời điểm đặt vòng tránh thai tốt nhất: Theo các bác sĩ, chị em phụ nữ nên đặt vòng tránh thai ngay ngày đầu tiên sạch kinh nguyệt để tránh gây đau đớn khi đặt vòng bởi lúc này cổ tử cung vẫn còn hé mở. Đối với những phụ nữ chưa bao giờ sinh con, bác sĩ khuyến cáo, không được sử dụng phương pháp tránh thai này.
- Trường hợp “tuyệt đối” không được đặt vòng tránh thai đối với phụ nữ: Người bị viêm nhiễm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, đang mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, không dùng biện pháp tránh thai nào trong lần quan hệ gần nhất, người bị mẫn cảm với chất đồng.
Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai
- Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút là lưu ý đầu tiên trong các lưu ý khi đặt vòng tránh thai nhằm phát đảm bảo không có gì bất thường.
- Sau khi đặt vòng xong, người đặt cần uống thuốc theo đơn bác sĩ như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giảm co thắt.
- Chế độ nghỉ ngơi sau khi đặt vòng là khoảng 1 tuần đến 10 ngày để ổn định vị trí của vòng tránh thai trong tử cung, hạn chế làm việc nặng.
- Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để không bị viêm nhiễm. Chị em cũng nên lưu ý là không nên thụt rửa âm đạo ngay sau khi vừa đặt vòng.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sự ổn định của vòng tránh thai.
Chị em nên tái khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng vòng tránh thai sau khi đặt. (Ảnh minh họa)
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Theo khảo sát tại các bệnh viện phụ sản, trong quá trình đặt vòng tránh thai sẽ có cảm giác nhói một chút nhưng cơn đau thường ít hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu của phụ nữ. Nếu như xét mức độ đau từ 1-10 thì thủ thuật đặt vòng tránh thai sẽ ở mức độ đau từ 4-6.
Đặt vòng được xem là quá trình tiểu phẫu nên một số chị em cũng sẽ gặp phải hiện tượng chuột rút giống như đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, tùy theo cơ địa, chị em có thể rỉ ra chút máu nhưng trong khoảng từ 2-5 ngày là hết. Hầu như, mọi chuyện sau đó sẽ hoàn toàn bình thường, không có bất kì ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe.
Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Nhiều chị em thường thắc mắc “đặt vòng tránh thai khi nào quan hệ được”, về vấn đề này, chị em nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để vòng tránh thai mang đến hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày nên yêu cầu chồng không quan hệ để các trường hợp không mong muốn. Ngoài ra, việc đặt vòng tránh thai quan hệ có đau không là tùy theo cơ địa mỗi người, một số sẽ bị đau như lần đầu quan hệ, trong khi đó một số khác lại không.
Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?
Nếu như không có thời gian đến bác sĩ, chị em vẫn có cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà bằng cách rửa tay sạch sẽ rồi đưa tay vào cổ tử cung. Nếu như sờ thấy dây cước ở đuôi vòng tránh thai ngắn hơn so với bình thường hoặc sờ thấy vòng, hoặc không sờ thấy dây đâu thì có thể vòng đã bị lệch khỏi vị trí đặt, bị tuột ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng có một số dấu hiệu bị lệch vòng tránh thai như: đau bụng dưới theo từng cơn âm ỉ, gây khó chịu, nhất là khi quan hệ tình dục xong hoặc bị ra máu âm đạo kéo dài.
Việc đặt vòng tránh thai quan hệ có đau không là tùy theo cơ địa mỗi người, một số sẽ bị đau như lần đầu quan hệ, trong khi đó một số khác lại không. (Ảnh minh họa)
Khi nào cần đến gặp bác sĩ trong thời gian đặt vòng tránh thai?
- Đau bụng nhiều ngày kèm theo các triệu chứng đi tiểu buốt, bị sốt.
- Bị rong kinh bất thường sau 7 ngày đặt vòng.
- Bị viêm nhiễm vùng chậu, khí hư có màu vàng, xanh, kèm theo mùi hôi tanh.
Đặt vòng để tránh thai hầu hết an toàn với cơ địa phụ nữ, tuy nhiên, một số trường hợp lại ảnh hưởng đến sức khỏe người đặt vòng. Vì thế, việc tìm hiểu các lưu ý khi đặt vòng tránh thai thật kỹ là rất cần thiết đối với các chị em đã sinh con chưa muốn sinh thêm hoặc không muốn sinh thêm con.