Càng nghĩ càng thương vợ bầu khủng khiếp, người ta lấy chồng được nhờ chồng còn cô ấy thì lam lũ vất vả quá.
Khi vừa mới ra trường, còn chưa có việc làm ổn định thì bố mẹ tôi đã giục 2 đứa đám cưới. Vì chưa chín chắn biết nhìn xa trông rộng nên cả 2 tặc lưỡi đồng ý. Cứ ngỡ lấy nhau rồi, ở quê có nhà cửa đàng hoàng thì sau xin việc gần nhà cũng đỡ vất vả. Nhưng sau khi kết hôn, vài lần va chạm với con dâu nên bố mẹ cho 2 đứa ra riêng ngay, lại thêm công việc chưa ổn định nên thu nhập còn phập phù.
Từ ngày có thai, cô ấy ốm nghén rất nặng nên phải xin nghỉ làm không lương. (Ảnh minh họa)
Tôi với vợ thấy ở quê khó tìm việc quá nên đành khăn gói lên thành phố. Tại đây cô ấy đi làm văn phòng còn tôi xin vào làm tại một công ty điện máy. Cả hai chỉ có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng. Trừ tiền nhà, điện nước, ăn uống thì không tiết kiệm được bao nhiêu.
Cuộc sống cứ như vậy kéo dài được hơn năm thì vợ tôi có bầu. Từ ngày có thai, cô ấy ốm nghén rất nặng nên phải xin nghỉ làm không lương. Dù đã rất cố gắng nhưng vợ cũng chỉ ở nhà nằm và làm việc nhà. Đã vậy, đúng đợt công ty tôi tinh giảm nhân sự vì kinh doanh khó khăn nên tôi cũng bị cho nghỉ việc. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn.
Để có tiền mưu sinh, tôi chạy xe ôm nuôi vợ bầu. Dù bầu bí mệt mỏi nhưng sốt ruột về kinh tế nên vợ bắt mua 1 chiếc máy ép mía về để ép nước bán ở vỉa hè. Vì chưa bán quen nên chưa có nhiều khách. Hơn nữa trời nắng nóng oi ả của mùa hè khiến vợ bầu của tôi đen sạm thấy rõ. Nhiều lần tôi bảo em nghỉ bán hàng thì vợ cứ bảo cố, được đồng nào hay đồng đó để lấy tiền sau này đi đẻ.
Hôm vừa rồi tôi chạy xe về sớm nên tạt qua chỗ bán nước mía để phụ vợ. Lúc đó thấy lác đác có khách đang ngồi uống nước nên vợ bầu đang mải làm luôn chân tay. Nhưng khi cô ấy bê nước ra cho khách uống thì chóng mặt, loạng choạng rồi ngất xỉu giữa trời nắng 40 độ. May mắn tôi cũng có mặt tại đó nên nhanh chóng đưa vào chỗ mát sơ cứu thì vợ mới tỉnh lại.
Nhiều người bảo cô ấy bị say nắng nên cần đưa vào viện thăm khám xem sao dù đã có dấu hiệu phục hồi. Bởi tình trạng say nắng có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Biết là vậy nhưng sờ túi, tôi chỉ có đúng 370 ngàn đồng, còn không có nổi 1 triệu để đưa vợ bầu vào viện nữa. Nghĩ mà thấy mình vô dụng, bất lực quá mọi người ạ. Càng nghĩ tôi càng tủi thân và thương vợ nhiều hơn.
Phải bán nước mía ở vỉa hè giữa trời nắng nóng nên vợ bầu bị ngất xỉu. (Ảnh minh họa)
May mắn vợ tôi đã hồi phục sức khỏe sau đó nhưng cô ấy không chịu ở nhà nghỉ ngơi mà vẫn đi bán nước mía vỉa hè. Tôi chỉ sợ vợ bị say nắng nữa thì nguy. Không biết có những biện pháp gì để mẹ bầu không bị hiện tượng say nắng đây?
Một số biện pháp chống say nắng ở bà bầu
Tình trạng say nắng có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nên bà bầu cần có những cách che chắn cẩn thận, để hạn chế tình trạng say nắng diễn ra, đặc biệt vào thời điểm mùa hè. Dưới đây là một số cách khá hiệu quả, giúp mẹ bầu chống lại sự tấn công của bức xạ đến từ ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế di chuyển dưới trời nắng
Các mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài, khi nhiệt độ đang cao, đặc biệt thời gian từ khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Bởi đây là thời điểm mà lượng tia UV và bức xạ của mặt trời là lớn nhất.
Trong trường hợp bắt buộc, mẹ bầu nên sử dụng các vật dụng che nắng như mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, bao tay chống nắng,... để hạn chế nhiệt và bức xạ ánh nắng tác động trực tiếp lên làn da.
- Chọn những loại trang phục thoải mái, thoáng mát
Hạn chế mặc đồ bó sát gây khó chịu, nóng bức, hoặc khó thở. Mẹ bầu nên chọn quần áo được làm từ chất liệu cotton, vải lanh, đảm bảo tối đa sự thoáng mát, và thấm mồ hôi tuyệt đối.
Ngoài ra, mẹ bầu nên cũng nên chọn đồ có màu sắc sáng, nhằm hạn chế hấp thụ nhiệt vào cơ thể như màu trắng, màu be, xanh nhạt, xanh lá cây, màu vàng, màu hồng nhạt…
- Lập kế hoạch ăn uống khoa học
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho bà bầu, thì cần bổ sung các thực phẩm mát, hoặc thức ăn có tính giải nhiệt. Dẫn chứng như: Đậu đen, các loại dưa, nước dừa, bí xanh, các loại củ (mã thầy, củ đậu), hoa quả mọng nước (dưa hấu, cam, quýt, chanh…), giúp cân bằng điện giải và giảm nhiệt cơ thể cho thai phụ.
Ngoài ra, các mẹ bầu cần bổ sung thêm một số dưỡng chất như: Vitamin, khoáng chất, protein,... đến từ thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng, cũng như tránh hiện tượng kiệt sức khi thai nhi lớn dần.
Tránh các thực phẩm gây nóng và nhiều đường như: Vải, nhãn, mận, nước ngọt, nước mía…
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý
Mẹ bầu không nên thực hiện những động tác mạnh như: Tập gym, chạy bộ… hay ra vào những nơi có nhiệt độ dễ thay đổi.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng say nắng ở bà bầu. Từ đó, có những hướng xử lý kịp thời, cũng như phòng tránh tốt nhất để hạn chế gặp tình trạng say nắng này.