Trước mẹ tôi không ưa con rể nghèo, vừa nằm viện 2 tháng về bà cho luôn căn nhà

Thảo Nguyên - Ngày 18/04/2024 18:00 PM (GMT+7)

Khi có việc cả nhà tụ tập đông đủ, mẹ tôi chỉ tươi cười chuyện trò với con gái, con rể cả còn rể út thì bơ đi, không buồn để ý.

Bố mẹ tôi chỉ có 2 con gái nên kỳ vọng vào các con rất nhiều. Chị gái tôi lấy chồng kinh tế rất ổn định, anh rể lại làm ăn kinh doanh phát đạt, mua được nhà ngoài phố ở nên bố mẹ rất hãnh diện. Bà cứ thường bảo con gái út mai này phải yêu và lấy chồng như con gái cả mới được.

Sau nhiều lần thuyết phục, bố mẹ tôi cũng đành phải chấp nhận mối quan hệ này mà không chút vui vẻ. (Ảnh minh họa)

Sau nhiều lần thuyết phục, bố mẹ tôi cũng đành phải chấp nhận mối quan hệ này mà không chút vui vẻ. (Ảnh minh họa)

Chính vì thế khi mới quen và yêu chồng bây giờ, biết anh chỉ là người làm công ăn lương, làm văn phòng lương chưa được chục triệu, bố mẹ tôi phản đối gay gắt. Khi đưa anh về ra mắt, bà còn phản ứng thẳng:

“Lương ba cọc ba đồng như vậy liệu có nuôi nổi vợ con sau này không?”.

Anh vẫn lễ phép nói sẽ cố gắng đi làm thêm để có thêm thu nhập, dù thế nào cũng không để vợ phải vất vả.

Lúc anh về, bà đay nghiến bảo con gái sao xung quanh bao người ổn định nghề nghiệp không yêu, lại phải lòng người quê xa tít, đã vậy công việc thì nghèo không có gì nổi bật.

Sau nhiều lần thuyết phục, bố mẹ tôi cũng đành phải chấp nhận mối quan hệ này mà không chút vui vẻ. Thậm chí đám cưới xong, mẹ tôi vẫn không ưa rể nghèo phải ở trọ, lúc nào cũng so sánh rể út với rể cả.

Khi có việc cả nhà tụ tập đông đủ, mẹ tôi chỉ tươi cười chuyện trò với con gái, con rể cả còn rể út thì bơ đi, không buồn để ý.

Khi tôi có bầu, bà vẫn quan tâm nhưng không được ráo riết như chị gái. Nhiều lúc tôi cũng tủi thân nhưng anh toàn bảo lỗi tại 2 vợ chồng chưa làm bố mẹ hài lòng nên phải cố gắng.

2 tháng trước khi tôi đang bầu tháng thứ 4 thì mẹ bất ngờ phải nhập viện vì ốm nặng và nằm đó suốt 2 tháng liền. Anh rể và chị gái đều kêu bận việc không vào chăm được nên cho tiền để bà thuê người. Ở viện chỉ có bố và vợ chồng tôi ngày nào cũng túc trực. Sợ vợ bầu mệt nên chồng cứ bảo tôi đi làm rồi về nhà ngủ nghỉ, ở viện cứ để anh lo.

Thế là anh chạy đi chạy lại lo cho mẹ vợ ăn uống đầy đủ mỗi bữa. Sợ bố vợ vất vả, anh còn xin nghỉ làm không lương 2 tháng để chăm bà. Có hôm tôi lò dò vào viện thăm và muốn túc trực bên bà nhưng anh cứ đuổi về bằng được bảo để anh ở lại chăm được rồi.

Thời gian đầu mẹ tôi cũng khó chịu nhưng thấy con rể út chăm tận tình nên dần dịu lại. Nhất là khi cả viện nhìn vào cứ tưởng anh là con trai chứ không phải con rể nên bà càng yêu quý con rể ra mặt. Đến nỗi tôi vào viện thăm mẹ còn quát:

“Về đi con, đang bầu bí không được vào viện, ở đây đã có con rể mẹ lo hết rồi, yên tâm”.

Bố và chồng tôi cũng đồng thanh bảo bà bầu đi thăm người ốm ảnh hưởng tới thai phụ và em bé vì dễ có nguy cơ bị lây nhiễm những loại vi rút gây bệnh cho sức khỏe, nhất là trong môi trường bệnh viện nhiều bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó, suốt 2 tuần trước khi được xuất viện, tôi để cho chồng chăm sóc mẹ hoàn toàn.

Hôm trước mẹ tôi được ra viện, bà gọi hết các con về nhà ăn cơm rồi ra quyết định cho vợ chồng con út cả căn nhà ông bà đang ở. Bà bảo sẽ sang tên sổ đỏ cho và chúng tôi dọn về đó ở, không phải đi thuê trọ vất vả nữa.

Người vui nhất có lẽ là tôi vì sắp được chuyển về nhà để ở, sắp tới sinh đẻ có bà ngoại lo cho. (Ảnh minh họa)

Người vui nhất có lẽ là tôi vì sắp được chuyển về nhà để ở, sắp tới sinh đẻ có bà ngoại lo cho. (Ảnh minh họa)

Quyết định này của mẹ khiến ai cũng ngạc nhiên, chẳng nghĩ thay đổi thái độ với con rể nhanh như thế. Người vui nhất có lẽ là tôi vì sắp được chuyển về nhà để ở, sắp tới sinh đẻ có bà ngoại lo cho. Nhưng đẻ xong về nhà nội cũng tốt vì bố mẹ chồng tôi tuy nghèo xong cũng rất quan tâm đến các con. Không biết đẻ xong tôi nên ở nhà nội hay về nhà ngoại đây?

Đẻ xong nên ở nhà nội hay về nhà ngoại?

Ở nhà nội?

Giữa nhà nội, nhà ngoại, hoặc nhà riêng, các mẹ nên ở cữ ở nơi có điều kiện tốt nhất để đảm bảo sự an toàn của bé sơ sinh.

Điều kiện tốt ở đây là nhà cửa thoáng đãng, vệ sinh; lại gần trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Bởi vì trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh, có những vấn đê bạn cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhi. Hoặc những nhu cầu đơn giản như chích ngừa cho bé cũng cần thiết. Hay những khi bé lên cơn nóng lạnh cần phải nhờ đến y tế can thiệp.

Khoảng 1 tháng đầu sau sinh, cơ thể phụ nữ yếu ớt như cua lột, có những lúc muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, mà nếu tự làm thì sinh mệt mỏi. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc thì ở bên nội cũng không sao.

Trong trường hợp bắt buộc phải ở cữ nhà chồng, thì bạn nên lấy chồng làm điểm tựa. Vì chắc chắn sẽ có những mâu thuẫn trong chuyện chăm con mà nếu không “đồng vợ đồng chồng” thì người phụ nữ dễ bị ức chế tinh thần, dẫn đến chứng stress, trầm cảm và kéo theo nguy cơ mất sữa sớm.

Lựa chọn về bên ngoại?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một hành trình vất vả và đầy khó khăn. Vì vậy, hầu hết các chị em phụ nữ đều muốn về nhà ngoại để được thoải mái bày tỏ cảm xúc và những mong muốn của bản thân. Muốn ăn gì, muốn uống gì, muốn làm gì,… đều được đáp ứng đầy đủ. “Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”, các cụ dạy cấm sai bao giờ.

Nhiều chị em chia sẻ rằng: Ở cữ sau sinh bên nhà nội thường hay xuất hiện tâm trạng lo sợ, dù có vất vả cũng không dám kêu than. Khi ở cữ nhà nội, bà đẻ không dám nhờ mẹ chồng trông con lúc nửa đêm để chợp mắt vài phút hoặc nhờ chồng chuẩn bị giúp bữa sáng vì mệt do thức đêm muộn.

Ngoài ra, còn trăm ngàn việc không tên đến đều đặn mỗi ngày với chị em phụ nữ sau sinh. Trong nhiều trường hợp, các mẹ còn bị buông lời trách móc khi quên không làm việc gì đó.

Không đâu bằng bố mẹ đẻ, vừa thương con vừa thương cháu không để mình phải khổ phải làm bất kì việc gì. Nghỉ ngơi thoải mái vài ba tháng cho con cứng cáp, mẹ đỡ mệt thì lại về nội sẽ tốt hơn.

Thay vì lo sợ và không dám nhờ mẹ chồng giúp đỡ, khi ở cữ nhà ngoại, bà đẻ có thể yên tâm chợp mắt một chú vì biết có người luôn sẵn sàng phụ trông em bé. Nếu có khó chịu và hơi "xấu tính", ba mẹ ruột cũng có thể hiểu và cảm thông cho chị em.

Hơn nữa, với kinh nghiệm chăm sóc con cái dày dặn, bà ngoại sẽ cho các mẹ nhiều lời khuyên cũng như sự hỗ trợ đắc lực khi đang loay hoay không biết phải làm sao với bé yêu.

Không về nội mà cũng chẳng về ngoại?

Thế nhưng, bên cạnh lựa chọn sau sinh ở với bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ thì phương án được nhiều người đồng tình nhất lại là hai vợ chồng tự chăm con, hoặc nhờ thêm sự trợ giúp việc nhà từ người giúp việc. Khoảng 1 tháng ở cữ sau sinh là thời gian mệt mỏi nhất nên hai vợ chồng tập trung vào chăm con và chăm lẫn nhau còn việc nhà có thể thuê người hỗ trợ, nếu không thì cả hai vợ chồng cùng sắp xếp và chia việc sao cho phù hợp. Như thế vừa không làm phiền ông bà lại vừa được chăm con theo ý mình.

Trước mẹ tôi không ưa con rể nghèo, vừa nằm viện 2 tháng về bà cho luôn căn nhà - 3 

Chi cả chục cây vàng để bồ ly hôn vợ nhưng nhìn mảnh giấy anh ta đưa, tôi tái mặt
Sau vài lần thương lượng qua lại, vợ Tuấn chấp nhận giao kèo ấy. Bản thân tôi cũng về ngấm ngầm chuẩn bị sẵn sàng ly hôn chồng.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu