Bước vào tháng thứ 4, sức khỏe của mẹ bầu đã bắt đầu ổn định, tuy nhiên không ít chị em đối mặt với triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Tình trạng này có nguy hiểm và cần xử trí ra sao?
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là hiện tượng bình thường
Trong tháng thứ 4, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhưng thời gian đau không lâu, chỉ thoáng qua hoặc thỉnh thoảng mới gặp phải thì chị em không cần quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể vì:
+ Rối loạn tiêu hóa: Nhẹ thì chị em có thể bị đầy hơi, trướng bụng, nặng hơn có thể bị táo bón, tiêu chảy. Nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường bị rối loạn tiêu hóa và vẫn tiếp tục bị trong tháng thứ 4.
+ Tử cung to dần: Khi thai nhi ngày càng lớn dần, tử cung cũng phình to ra và chèn ép các mô và dây chằng xung quanh cũng gây ra các cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu. Cũng từ tháng thứ 4, nhiều chị em đã bắt đầu lộ bụng bầu.
Bà bầu đau bụng dưới tháng thứ 4 nguy hiểm
Ngược lại, nếu mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng mà có kèm các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau buốt lưng, hoa mắt chóng mặt… thì cần nhanh chóng đi khám. Những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng thai nghén nguy hiểm.
Bà bầu bị đau bụng dưới không hoàn toàn nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)
Bong nhau thai non
Bong nhau thai non cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 ở bà bầu. Nếu bạn chỉ đau bụng nhẹ, ra một chút ít máu tức là bong nhau thai ở mức độ độ nhẹ. Nều đau bụng nặng, tức bụng, ra nhiều máu nhau thai bong ở mức độ nghiêm trọng.
Dọa sảy thai
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm trong thai kỳ, vì vậy khi mẹ bầu có dấu hiệu đau tức bụng dưới nhiều, bụng có cảm giác hơi rát và mót đi vệ sinh thì có thể bạn đang bị dọa sảy thai. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra cụ thể.
Mang thai ngoài tử cung
Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ và thi thoảng mới có cơn đau nhói, đặc biệt là trước đó bạn chưa đi khám thai lần nào thì cần lưu ý đến triệu chứng của mang thai ngoài tử cung. Thực tế, ngày nay người ta phát hiện sớm các trường hợp mang thai ngoài tử cung vì chị em đã có ý thức trong việc chăm sóc thai kỳ. Tuy nhiên ở nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn phụ nữ mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng dưới cũng có khả năng là do chửa ngoài tử cung.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hiện tượng này rất thường gặp ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng rõ ràng: đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran.
Nên làm gì khi mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4?
- Không mặc quần áo chật: Tháng thứ 4 mẹ bầu đang ở thời điểm đầu tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này cân nặng của chị em đã có thể tăng thêm 2-4 kg, bụng bầu bắt đầu nhô lên. Bạn đã có dáng dấp của một bà bầu thực sự rồi vì thế nên chọn cho mình những bộ quần áo bầu rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng vì chúng có thể tạo áp lực khiến chị em bị đau bụng.
Thói quen tập thể dục giúp cơ thể mẹ bầu được vận động, nâng cao sức đề kháng để hạn chế nguy cơ bệnh tật trong thai kỳ (Ảnh minh họa)
- Tập thể dục trong thai kỳ: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chị em không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu mà cần đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì càng nên tập thể dục. Mẹ bầu có thể lựa chọn vài môn thể thảo nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ…
- Tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng. Đồng thời không nên với tay lên cao, cúi ngập người… khi bụng bầu đã to.
>> XEM TIẾP: Đây là 5 bộ phận sẽ chịu nhiều đau đớn khi mẹ mang bầu
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |