Gần gũi chồng sau khi sinh nở, tôi liên tục nghe thấy âm thanh lạ, phải đi gặp bác sĩ gấp

Diệu Thuỳ - Ngày 20/08/2023 00:00 AM (GMT+7)

Sau khi hết cữ, vợ chồng tôi bắt đầu lại chuyện ấy nhưng không suôn sẻ vì bản thân tôi luôn bị ám ảnh.

Tôi vừa sinh con thứ 2 được hơn 3 tháng. Từ lúc con được 2,5 tháng, chồng đã gợi ý việc hai đứa nên bắt đầu lại chuyện “chăn gối” nhưng tôi liên tục tìm cách né tránh.

Hai con của tôi cách nhau 3 tuổi. Khi sinh bé thứ 2, dù đã chuẩn bị tâm lý song tôi không ngờ mọi chuyện lại phức tạp hơn mình nghĩ.

Bé lớn phản ứng khá tiêu cực với việc có em, thường xuyên ghen với em, đòi mẹ bế, mẹ chơi cùng. Tôi mới sinh xong, chăm con nhỏ nên khá mệt, chỉ muốn đi ngủ. Khi con lớn quấy khóc, tôi không thể bình tĩnh mà hay quát nạt con. Thậm chí, có lúc tôi còn suy nghĩ tiêu cực, tự trách bản thân đẻ dày làm gì để rồi làm khổ mình, khổ cả các con. Quát mắng con xong, tôi lại cảm thấy ân hận vô cùng rồi ôm con khóc nức nở. 

Dù đang ở cữ nhưng tôi không ăn được nhiều, cân nặng giảm liên tục, mới sinh hơn 2 tháng đã về dáng như lúc chưa bầu. 

Tôi cảm thấy rất mệt mỏi sau khi sinh con thứ 2. (Ảnh minh họa)

Tôi cảm thấy rất mệt mỏi sau khi sinh con thứ 2. (Ảnh minh họa)

Em bé mới sinh nhà tôi thì khá ngoan. Duy chỉ có điều bé hay giật mình tỉnh giấc khi ngủ. Chính vì thế mà tôi ít khi có được giấc ngủ trọn vẹn và thường phải nằm cạnh mỗi khi con ngủ, để lỡ bé có thức giấc thì tôi còn kịp dỗ dành, nếu không bé sẽ khóc hờn rất lâu.

Bận rộn, mệt mỏi, hormone trong cơ thể thay đổi khiến tôi không thiết tha gì chuyện gần gũi chồng. Hơn nữa do sinh thường, bị rạch tầng sinh môn rất đau nên nghĩ đến chuyện ấy, tôi có phần sợ hãi. Song vì thương chồng nên tôi cố gắng để có thể bắt đầu lại chuyện chăn gối khi đã hết cữ 3 tháng 10 ngày.

Sau khi sinh, tôi cùng mẹ đẻ và 2 con ngủ 1 phòng để tiện chăm sóc em bé, còn chồng tôi ngủ riêng 1 phòng. Tranh thủ khi 2 con đã ngủ, tôi sang phòng chồng. Thế nhưng, trong lúc nằm cạnh ông xã, tôi liên tục nghe thấy tiếng con mới sinh đang khóc. 

Tôi chạy vội về phòng, mở cửa ra thì thấy bé vẫn đang ngủ ngon chứ không hề khóc. Nhưng cứ sang phòng của chồng, tôi lại nghe văng vẳng tiếng con khóc. Tôi cảm thấy sốt ruột, đầu chỉ nghĩ về con, sợ con tỉnh giấc không thấy mẹ đâu sẽ hờn khóc thì tội nghiệp lắm. Chính vì thế mà chuyện chăn gối của vợ chồng tôi sau sinh không suôn sẻ.

Chồng biết tôi chưa sẵn sàng nên động viên, an ủi để tôi không quá căng thẳng. Nhưng tôi đã từng nghe kể về những dấu hiệu trầm cảm sau sinh nên thấy có thể mình đang có những biểu hiện của chứng bệnh này.

Ôm chồng nhưng tôi cứ nghe văng vẳng tiếng con khóc dù thực tế bé đang ngủ ngon. (Ảnh minh họa)

Ôm chồng nhưng tôi cứ nghe văng vẳng tiếng con khóc dù thực tế bé đang ngủ ngon. (Ảnh minh họa)

Tôi thẳng thắn tâm sự với chồng và được anh đưa đến gặp bác sĩ tâm lý. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán tôi có những dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh, nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ dẫn đến những giai đoạn trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống của cả mẹ và em bé.

Biết tình trạng của tôi, mọi người trong nhà quan tâm, chăm sóc tôi nhiều hơn. Ông xã bớt công việc, dành thời gian giúp tôi chăm con, an ủi, động viên, thỉnh thoảng đưa tôi ra ngoài cho thư thả. Bản thân tôi cũng luôn tự tạo niềm vui cho mình, chăm sóc bản thân, suy nghĩ tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Tôi nhận thấy sức khỏe, tâm lý của mình có nhiều cải thiện theo hướng tích cực. 

Những dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh 

Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Những dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh là: Suy nhược cơ thể; Lo lắng, đau cơ thể không rõ nguyên nhân; Hoảng hốt, căng thẳng; Có cảm giác bị ám ảnh; Mất tập trung; Rối loạn giấc ngủ; Không hứng thú với chuyện quan hệ tình dục;...

Bản thân mẹ nên để ý đến cảm xúc của mình, đồng thời, những người trong gia đình cũng cần quan tâm, quan sát, trò chuyện với sản phụ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. 

Mắc trầm cảm sau sinh ở giai đoạn sớm thì sự quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ của gia đình chính là cách để người mẹ nhanh chóng phục hồi. Mẹ cần nghỉ ngơi điều độ, tự tạo niềm vui cho mình, có chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin B6 và vitamin tổng hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Ngoài ra, mẹ có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để có được những buổi trò chuyện thoải mái, dễ dàng bày tỏ nỗi lòng. 

Gần gũi chồng sau khi sinh nở, tôi liên tục nghe thấy âm thanh lạ, phải đi gặp bác sĩ gấp - 3 

Cho bồ đẻ ở viện xịn nhưng bỏ mặc vợ bầu, tôi chết sững khi gặp đại gia đưa vợ mình đi sinh
Tôi không ngờ lại gặp cảnh trớ trêu như thế. Khi biết giá trị của vợ thì tôi đã mất cô ấy rồi.

Tâm sự bà bầu

Theo Diệu Thuỳ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trầm cảm sau sinh