Hầu hết bất cứ chị em nào khi bầu bí đều lặp lại những thắc mắc về việc ăn uống này.
Việc ăn uống khi mang thai có lẽ được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nên ăn gì, cái này có được ăn không? món kia có cấm kỵ không?... là những câu hỏi muôn thuở mà bất cứ mẹ bầu nào cũng canh cánh trong lòng. Hãy cùng giải đáp giúp chị em bầu nhé!
Bầu bí có thể ăn ớt cay không?
Ớt chứa chất tê liệt thần kinh, ảnh hưởng phần nào đến thần kinh của thai nhi. Vì thế người mẹ khi ăn ớt không nên ăn quá nhiều làm tê rát đầu lưỡi khoang miệng, chỉ nên ăn ít, đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Uống nước quá lạnh sẽ gây co thắt tử cung?
Uống đồ lạnh đá có thể làm bụng cảm thấy đau, thực tế không phải do uống đồ lạnh đá gây co thắt tử cung, mà do nhiệt độ thực phẩm quá thấp nên khi ăn vào đột ngột dạ dày đường ruột không cảm thấy dễ chịu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tay chân của phụ nữ khi mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Vì thế khi mang thai, sản phụ nên ăn ít kem, đồ uống lạnh, chỉ nên dùng đồ uống trên 10℃.
Có thể ăn thực phẩm nóng như sầu riêng, gừng không?
Khi ăn thực phẩm này có thể làm đường huyết trong cơ thể tăng cao, lúc này trẻ dễ bị vượt trọng lượng. Vì thế người mẹ nếu muốn ăn sầu riêng không nên ăn một phần nhỏ mỗi ngày để tránh thai nhi quá lớn. Gừng thuộc loại thực phẩm nóng có thể giảm nôn nghén, nhưng không nên hấp thụ quá lượng.
Đu đủ xanh không những gây hại đối với thai nhi mà còn gây sảy thai. (ảnh minh họa)
Ăn đu đủ xanh dễ bị sảy thai?
Trong các loại thực phẩm này chứa hóc môn giới tính, dễ làm thay đổi hóc môn trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là đu đủ xanh không những gây hại đối với thai nhi mà còn gây sảy thai. Tại một số quốc gia Đông Nam Á, người dân còn dùng loại quả này để tránh mang thai, tuy nhiên đu đủ non không có lợi cho việc mang thai. Cây lô hội cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy lô hội dễ gây sải thai, vì thế những người mang thai không nên dùng lô hội là một loại thuốc.
Bà bầu không được uống chè và cà phê?
Hai loại đồ uống này đều chứa cafein, mang thai trong 3 tháng đầu nên giảm lượng cà phê và trà, tốt nhất không nên uống. Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống quá nhiều cà phê có thể gây dị dạng thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai hoặc thể trọng bé sinh ra quá nhẹ. Đồng thời chất kích thích trong cà phê dễ làm nhịp tim thai nhi không đều, người mẹ dễ mắc bệnh sỏi thận do cà phê là đồ uống lợi tiểu.
Không nên uống rượu hoặc hút thuốc?
Đáp: Nếu 3 tháng đầu khi mang thai, người mẹ hút thuốc hoặc liên tục chịu khói thuốc từ người cha có thể làm trẻ sau này mắc bệnh hở hàm ếch, hen suyễn hay nhiều chứng bệnh khác. Thời gian cuối khi mang thai là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, khói thuốc và rượu có thể cản trở sự phát triển này. Vì thế người mẹ nện tuyệt đối kiêng hai loại kích thích này.
Ăn đu đủ, trẻ dễ mắc bệnh vàng da?
Đáp: Bệnh vàng da là do Bilirubin trong máu tăng cao. Người bình thường nếu ăn quá nhiều rau, hoa quả màu vàng hoặc đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, quýt, hồng xiêm, xoài đều làm lượng beta carotin tăng quá cao, tích tụ lại dưới da và gây bệnh vàng da. Tuy nhiên ở một số chứng bệnh lâm sàng, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đu đủ gây bệnh vàng da ở trẻ.
Tổ yến có thể tránh bệnh vàng da ở trẻ?
Không có căn cứ nào chứng minh tổ yến chống bệnh vàng da. Tổ yến có vị hơi ngọt, nhuận âm, ích khí, thường được sử dụng cho những người thể trạng yếu sau khi bị bệnh. Tuy nhiên tổ yến chứa protein mang tính động vật, sản phụ khi mang thai nên cẩn thận ăn ít tổ yến nếu không dễ gây phản ứng mẫn cảm.