Đào là một loại quả mùa hè chứa nhiều dinh dưỡng có thể phòng ngừa ung thư, giảm béo… tuy nhiên nhiều quan niệm cho rằng bà bầu không nên ăn đào.
Mang thai có được ăn đào không?
Theo quan niệm dân gian, bà bầu nên kiêng tuyệt đối ăn đào, nhất là trong 3 tháng vì có nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, điều này toàn không có cơ sở.
Theo một số nghiên cứu mới đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai. Vitamin C có trong đào giúp cho xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, một vi chất rất quan trọng cần thiết trong suốt quá trình mang thai cho cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đào có tính nóng mà vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng, giải khát, rất thích hợp cho những người bị đường huyết thấp, người bị bệnh phổi, hay cao huyết áp. Những người có dấu hiệu bệnh này có thể dùng đào làm thực phẩm bổ trợ trị liệu.
Tác dụng của quả đào
Đối với phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.
Tác dụng tuyệt vời từ quả đào
Đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Đào là nguồn cung cấp vitamin A, beta – carotene và vitamin C. Đào cũng chứa rất nhiều vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, folate và axit pantothenic. Đào cũng chứa một lượng lớn các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng.
Hơn thế nữa, đào còn chứa rất ít calo, chỉ 46 calo cho 100gr, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng hàng ngày.
Cả vỏ đào và thịt của trái đào đều cung cấp những chất chống oxy hóa rất quan trọng. Các chất chống oxy hóa trong đào bao gồm lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin giúp đào có khả năng thu thập các gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ cơ thể chống lại ảnh hưởng của rất nhiều bệnh do gốc tự do gây nên.
Đào rất giàu phenolic và carotenoid, là những chất có tác dụng chống ung thư và chống các chất gây ung thư, đồng thời có tác dụng chống lại một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit chlorogenic và axit neochlorogenic trong đào có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác của cơ thể. Điều này khác hăn với biện pháp hóa trị trong điều trị ung thư, khi mà biện pháp này sẽ ảnh hưởng lên cả tế bào ung thư và các tế bào khỏe mạnh khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, nhóm thực vật họ Rosaceae (trong đó có đào) rất giàu beta – carotene, do vây có thể có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi.
Đào rất tốt trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh do có chứa nhiều chất xơ và các thành phần kiềm. Chất xơ trong đào có thể hấp thu nước và giúp ngăn chặn các rối loạn về đường ruột như táo bón, trĩ, loét dạ dày, viêm dạ dày và nhu động ruột bất thường. Chất xơ cũng có thể giúp làm sạch và loại bỏ các chất độc ra khỏi đường ruột và ngăn chặn nhiều loại rối loạn tiêu hóa khác nhau, và có thể cả ung thư dạ dày.
Ngoài ra, đào cũng được cho là có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm sỏi thận và sỏi bàng quang.
Để dùng như một thứ trái cây tươi mát của mùa hè, bạn có thể thưởng thức đào chín nguyên trái hoặc dùng nước ép đào, sinh tố đào mát lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt, đẹp da, giảm cân, là điều mà bất cứ chị em nào cũng mong muốn.
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều đào vì mặc dù đào có chỉ số đường huyết GI thấp nhưng vẫn chứa khoảng 7g đường cho 100g đào (tương đương với 1 quả đào cỡ trung bình).
Ngoài ra, người bị nóng trong, người hay bị nhiệt, người mới ốm dậy, trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.