Chẳng phải tôi ích kỷ đâu nhưng ông bà nội không có nghĩa vụ phải chăm nom cho cháu mình, đúng không nào!
Tôi và ông nhà năm nay đều đã hơn 60 tuổi. Dù không là cán bộ công chức về hưu nhưng cuộc sống cũng an nhàn lúc về già. Do từ ngày còn trẻ, 2 vợ chồng đều kinh doanh và tiết kiệm. Thế nên sau khi các con lập gia đình ở riêng hết, vợ chồng tôi sống một mình trong căn nhà 2 tầng rất thoải mái. Hàng ngày 2 vợ chồng già bán thực phẩm khô, thi thoảng đóng cửa, sắp xếp đi chơi cùng các hội bạn già hoặc tham gia các câu lạc bộ người cao tuổi.
Con gái, con trai tôi có gia đình riêng đều rất hiếm khi làm phiền đến bố mẹ dù 2 đứa ở cách nhà chỉ 3-4 km. Tôi cũng được lên chức bà ngoại 3 năm trước. Thời gian vừa rồi thì tôi chính thức được lên chức bà nội sau khi con dâu sinh cháu trai kháu khỉnh.
Được cái, con gái, con trai tôi có gia đình riêng đều rất hiếm khi làm phiền đến bố mẹ dù 2 đứa ở cách nhà chỉ 3-4km. (Ảnh minh họa)
Ngay từ khi con dâu mới về chồng, tôi đã cho vợ chồng cháu ra ở riêng và mua cho 1 chung cư nhỏ. Tôi luôn có ý nghĩ không sống chung cùng con cái cho phức tạp ra, tôn trọng quyền tự do của tụi trẻ. Hơn nữa sống riêng giúp các con tự lập, chủ động cuộc sống của mình. Cả hai bên bố mẹ và các con không phải gò bó, ý tứ hay dè chừng, mâu thuẫn khi sống với nhau.
Bản thân vợ chồng tôi như tôi nói trên dù không có lương hưu nhưng vẫn có tiền chi tiêu. Vì thế tôi không phải trông chờ hay phiền lụy các con. Để tuổi già thoải mái, tận hưởng cuộc sống, tôi thường rủ ông nhà đi du lịch gần các địa điểm trong nước.
Khi con gái sinh, dù sống ở gần đây và là cháu ngoại nhưng do con đầu cháu sớm, chúng gửi cháu ngoại sang đây, tôi với ông nhà vừa bán hàng vừa chăm cho đến khi cháu đi trẻ. Nhưng khi con dâu sinh, tôi đưa con nhập viện đẻ, chăm sóc 5 ngày ở viện sau mổ và 1 tháng ở cữ. Sau đó bà ngoại ở quê xuống chăm sóc nên tôi để bà ngoại tùy ý chăm. Bởi tôi biết, dù không nói ra, con dâu cũng thích mẹ đẻ chăm cữ vì vừa thoải mái vừa chu đáo.
Tuy nhiên, khi hết thời gian 6 tháng nghỉ thai sản phải đi làm, con dâu nhờ vả bố mẹ chồng trông cháu nội giúp 1 thời gian đến khi cháu cứng cáp để gửi trẻ. Song thấy sức khỏe 2 năm nay đã yếu hơn, hay đau lưng, chóng mặt, còn ông nhà tôi không biết trông trẻ con nên tôi từ chối.
Tôi bảo con mình đã già yếu hơn rồi, không trông cháu được. Với cả tôi cũng nhắc con dâu đừng để ông bà lại thành bố mẹ bất đắc dĩ, trông cháu thay con.
Con dâu có vẻ tự ái nên nói thẳng sẽ nhờ bà ngoại xuống chăm cháu giúp. Bực quá tôi cũng ráo hoảnh bảo:
“Cứ gọi bà ngoại xuống mà chăm”.
Tôi biết con dâu và cả con trai sẽ tự ái nhưng tôi mặc kệ. Nói rõ vậy để chúng bỏ cái tư tưởng cháu là máu mủ ruột thịt nên việc ông bà phải chăm nom, đỡ đần là điều hoàn toàn bình thường. Tôi là bà nội, bà ngoại của các cháu thật nhưng sẽ chỉ phụ giúp khi chúng tôi có thời gian, có sức khỏe chứ không phải là nghĩa vụ, là trách nhiệm.
Tôi biết con dâu và cả con trai sẽ không bằng lòng nhưng tôi mặc kệ. (Ảnh minh họa)
Tôi rất mong các vợ chồng trẻ như các con tôi phải phân biệt rõ sự hỗ trợ và trách nhiệm của ông bà. Không lẽ, vợ chồng tôi đã nuôi con cái lớn bao năm nay để rồi ở độ tuổi cần được nghỉ ngơi vẫn phải vất vả làm bố mẹ bất đắc dĩ của cháu mình. Nói chung con ai người ấy nuôi, như thế cho nhanh gọn dễ hiểu.
Dù dứt khoát nói vậy với con dâu nhưng tôi vẫn hơi lăn tăn quá. Tôi sợ con dâu con trai sẽ buồn vì ông bà không trông cháu giúp. Nhất là khi con dâu tôi đợt này bị áp xe vú sưng to khiến cháu cũng đau đớn nhưng cứ gan lỳ không đi khám. Không biết áp-xe vú gây nên những biến chứng nguy hiểm gì không nếu bị kéo dài?
Áp xe vú kéo dài có nguy hiểm không?
Áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ cho con bú. Những triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng, sốt, phù nề...không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, mà còn gây tâm trạng lo lắng, bất an. Khoảng 10% đến 30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú.
Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, suy thận, nặng hơn là gây hoại tử các chi... đó là những biến chứng rất nguy hiểm.
Phòng bệnh áp xe vú như thế nào?
- Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:
- Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
- Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
- Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
- Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy...
- Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
- Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.