Khi sinh thường phải rạch âm đạo?

Ngày 21/02/2014 13:55 PM (GMT+7)

Đối với những người sinh con lần đầu thì "vượt cạn" là giai đoạn có nhiều điều đáng ghi nhớ, cả niềm vui lẫn nỗi lo.

“Vuợt cạn” là công đoạn cuối cùng của giai đoạn 9 tháng 10 ngày. Đối với những người sinh con lần đầu thì đây là giai đoạn có nhiều điều đáng ghi nhớ, cả niềm vui lẫn nỗi lo.

Nên sinh con ở đâu là phù hợp?

Có rất nhiều lựa chọn cho mẹ bầu, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Có thể là sinh tại gia, tại bệnh viện, hay tại các trung tâm y tế. Tùy thuộc hoàn cảnh, đặc biệt là sức khỏe, tư vấn những người đi trước hoặc của chuyên môn để chọn nơi sinh phù hợp nhất.

Ai là người sẽ đỡ đẻ cho mẹ bầu?

Bác sĩ sản khoa và bác sĩ gia đình thường là những người phụ trách công việc này, nhưng họ phải có kinh nghiệm. Ngoài ra, cũng có thể do y tá có giấy hành nghề, nữ hộ sinh và bà đỡ có nhiều kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ và chăm sóc phụ nữ sinh con.

Nên chọn cách sinh nào cho phù hợp?

Có thể sinh thường, sinh mổ. Đây là hai phương pháp sinh phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, có thể sinh dưới nước nhưng kiểu sinh này hiếm được người Việt Nam áp dụng. Việc chọn kiểu sinh phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của mẹ bầu, cũng sẽ có thể thực hiện việc sinh đẻ cho bà mẹ theo điều kiện thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa.

Sinh VBAC là gì?

VBAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh nói về sinh con âm đạo sau lần sinh mổ (Vaginal Birth After Previous Cesarean). Rất nhiều trường hợp sinh con theo phương án này, thậm chí có người sinh mổ tới trên 2 lần sau đó mới sinh bằng đường âm đạo. Rủi ro thường gặp là vỡ tử cung, nhưng mức rủi ro chỉ chiếm khoảng 1 – 2 % các ca sinh.

Mang thai song sinh khi “vượt cạn” có đau đớn?

Điều này còn phụ thuộc vào phương pháp mà bác sĩ lựa chọn để đỡ đẻ nhưng phần lớn các ca song sinh, đa sinh thường phải mổ và dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu cho phép người ta vẫn sinh theo đường âm đạo một cách bình thường nhưng mẹ bầu phải qua hai lần đau nếu là sinh đôi.

Mẹ bầu có cần lên kế hoạch “vượt cạn” không?

Kế hoạch “vượt cạn” là tiêu chí vô cùng quan trọng giúp cho việc sinh đẻ thuận lợi, hạn chế rủi ro và giảm bớt chi phí. Kể cả kế hoạch của mẹ bầu lẫn kế hoạch của chuyên môn. Ví dụ, mẹ bầu phải chuẩn bị những gì và các bác sĩ, bà đỡ phải làm những gì trong phạm vi chuyên môn của mình. Kể cả khi sinh lẫn chăm sóc sau sinh cũng như khắc phục những sự cố phát sinh trong quá trình “vượt cạn”. Chuẩn bị trước là thành công một nửa, vì vậy cần làm tốt khâu chuẩn bị, lên kế hoạch tỉ mỉ sẽ giúp cho mẹ bầu an toàn và yên tâm hơn khi “vượt cạn”.

Khi nào thì biết sắp sinh em bé?

Dấu hiệu ban đầu của việc trở dạ có thể xuất hiện trước tới một tháng hoặc cũng có khi chỉ khoảng vài giờ, nhưng không hạn chế những cảm giác như tăng áp lực trong khung chậu và trực tràng, thay đổi dịch tiết âm đạo, tổn thất dịch nhày, dịch màu hồng (đôi khi có máu), vỡ ối, cảm giác co thắt tử cung hay còn gọi là hiện tượng Braxton Hicks và tiêu chảy.

Triệu chứng chuyển dạ giả vờ là gì?

Trở dạ đau đẻ thật không thể xảy ra nếu không có các cơn co thắt thường xuyên, tần suất tăng dần đến mức nghiêm trọng. Triệu chứng chuyển dạ giả vờ nếu các cơn co thắt giảm dần khi đi bộ hoặc thay đổi vị trí hoặc thấy máu nâu chứ không phải màu hồng hoặc đỏ. Đôi khi cử động thai có thể tăng đột ngột trong thời gian ngắn, tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy co giật khác thường thì nên tư vấn bác sĩ ngay để xử lí những sự cố bất trắc có thể xảy ra.

Khi nào thì gọi bà đỡ?

Co thắt sớm thường có cảm giác như rối loạn tiêu hóa hay đau bụng kinh, mẹ bầu cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc đau vùng thắt lưng. Đau có thể lan xuống chân, đặc biệt là phía bắp đùi. Co thắt thực sự xuất hiện thường xuyên hơn kèm theo đau đớn. Nếu vỡ nước ối thì nên gọi bà đỡ ngay, thậm chí không xuất hiện các cơn co thắt.

Khi sinh thường phải rạch âm đạo? - 1
Nếu mẹ bầu bị vỡ nước ối thì nên gọi bà đỡ ngay, thậm chí không xuất hiện các cơn co thắt. (ảnh minh họa)

Trước khi nước ối vỡ có gây mất kiểm soát bàng quang?

Dịch nước ối khác với nước tiểu. Nước ối có màu vàng nhạt, thơm dịu, còn nước tiểu có mùi khai. Nước ối vẫn tiếp tục rỉ khi mẹ bầu cố gắng ngăn chặn bằng cách xiết chặt cơ xương chậu. Một khi nước ối ngừng chảy, thì đó là nước tiểu.

Khi nào cần đến sự “kích thích” đẻ?

Một lí do phổ biến để bác sĩ kích thích chuyển dạ là khi đã quá hạn sinh em bé. Bác sĩ có thể giúp mẹ bầu sinh em bé nếu trong vòng 24 giờ, nếu tử cung của mẹ bầu yếu không thể đẩy em bé ra ngoài được hoặc nguy cơ phát sinh biến chứng cao.

Vì sao khi trở dạ, “vượt cạn” lại hạn chế ăn uống?

Trước tiên, bác sĩ muốn mẹ bầu hạn chế ăn uống là có ý giảm thiểu biến chứng trong quá trình “vượt cạn”. Thậm chí, người ta còn hút cả thức ăn đồ uống có trong đường tiêu hóa ra cũng là vì mục tiêu giữ an toàn cho ca sinh và sức khỏe của mẹ bầu.

Vì sao mẹ bầu phải cần đến ống thông tĩnh mạch (IV)?

IV nó rất cần cho các ca sinh, tuy nhiên việc sử dụng thiết bị này còn phụ thuộc vào bệnh viện và tình hình sức khỏe của mẹ bầu. Một số bệnh viện thường xuyên đặt một IV vào tĩnh mạch trong lòng bàn tay của sản phụ để truyền dịch và thuốc men. Ví dụ, dùng IV là cần thiết nếu mẹ bầu dùng thuốc gây tê ngoài màng cứng, cần đến kháng sinh dự phòng cho nhóm người mắc bệnh B Streptococus.

Các biện pháp giảm đau phi y tế áp dụng khi “vượt cạn”

Rất đa dạng như áp dụng phương pháp chườm nóng hay chườm túi nước đá, mát-xa khu vực bị đau hoặc dùng thủy liệu pháp, liệu pháp thôi miên hoặc châm cứu.

Một số tư thế sinh con tối ưu so với phương pháp sinh truyền thống?

Rất đa dạng nhưng tùy thuộc vào từng người. Các mẹ bầu tương lai có tể chọn cho mình một tư thế sinh cho phù hợp, có thể nằm nghiêng hoặc ngồi trên một quả bóng sinh để giảm đau sau các cơn co thắt. Đối với tư thế đứng và đi lại sẽ lợi dụng lực hấp dẫn và có thể giúp cho việc “vượt cạn” diễn ra được nhanh hơn.

Thủ thuật hút chân không là gì?

Hút chân không là một thủ thuật để giúp việc sinh đẻ thay cho giải pháp sinh mổ nhưng hiện nay ít dùng. Một cốc nhựa được đặt trên đầu của em bé và hút từ từ để đưa thai nhi ra khỏi kênh sinh. Hút chân không cũng có thể gây ra chấn thương âm đạo hoặc gây trầy xước, sưng tạm thời da đầu em bé.

Khi sinh có phải rạch âm đạo?

Hiện nay rất ít nơi sử dụng rạch âm đạo và chỉ dùng trong trường hợp em bé quá lớn cần được ra càng sớm càng tốt hoặc do bờ vai của em bé bị mắc kẹt trong ống sinh.

“Vượt cạn” sẽ mất nhiều máu?

Không, bởi các phương pháp sinh hiện nay đã được cải tiến nên việc mất máu được giảm tới mức tối đa. Lượng máu tổn thất khi sinh chỉ ngang bằng một lần kinh nguyệt. Thậm chí có trường hợp ra rất ít do quá trình co bóp và khả năng đẩy của mẹ bầu tốt.

Có nên lưu giữ máu dây rốn cho con?

Việc lưu giữ máu dây rốn cho con phải được cả vợ và chồng cùng quyết định. Việc làm này tương đối đơn giản, không gây đau. Trước tiên là thu hoạch máu cuống rốn, kẹp và cắt. Máu trẻ sơ sinh có chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh di truyền phát triển, như bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc bệnh về máu. Chi phí lưu trữ máu cuống rốn tương đối tốn kém, nhưng đổi lại nó có tác dụng trị nhiều bệnh nan y trong đó có bệnh tự miễn.

Những điều có thể gặp sau sinh?

Rất đa dạng nhưng thường thấy như bị chảy máu, bị chuột rút sau khi sinh. Một số phụ nữ còn bị đau tầng sinh môn và vết bầm tím cục bộ do sinh con gây ra. Ngoài ra, còn có hiện tượng như đi tiểu khó trong 24 giờ sau sinh, táo bón, căng sữa cho đến khi con bú. Theo khuyến cáo của chuyên gia thì nên cho trẻ bú ngay sau sinh, thời gian tối thiểu là 6 tháng, sữa mẹ có thể làm tăng chỉ số IQ và ngăn ngừa dị ứng, béo phì, nhiễm trùng và rất nhiều lợi thế khác cho đứa trẻ trong tương lai.

Theo Khắc Nam (Mẹ & Bé)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh thường