Những ngày ở đây, bà cũng tâm sự với con dâu đã mất kinh gần 1 năm nay. Tôi động viên mẹ chồng đi khám thì bà bảo không sao, đó là dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh.
Bố mẹ chồng tôi đều là người vùng cao. Do bận kinh doanh từ ngày trẻ nên sau khi sinh chồng tôi xong, họ kế hoạch để xây dựng kinh tế. Khi kinh tế gia đình khá giả và con trai lớn hơn, họ thả để có bầu tiếp lần 2 nhưng bị trục trặc từ đó.
Nghe mẹ chồng kể lại, nhiều lần ông bà dắt nhau đi khám vì muốn có thêm con cho vui vửa vui nhà nhưng lại không thể có bầu. Bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân tại sao nên họ cứ để tự nhiên, có bầu thì tốt mà không có cũng không sao.
Sau khi có cháu nội thì ý định sinh thêm con của bố mẹ chồng đã dập tắt hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Sau khi con trai lập gia đình và có cháu nội thì ý định có thêm con của bố mẹ chồng đã dập tắt hoàn toàn. Yêu thương các con và quan tâm đến cháu nên họ rất hay xuống Hà Nội để thăm nom. Tháng 1 lần, bố mẹ chồng tôi lại xuống để thăm cháu nội.
Đợt vừa rồi chồng tôi vào Sài Gòn công tác 3 tháng, vì thế tôi mới nhờ mẹ chồng xuống hỗ trợ chăm sóc cháu nội cũng như đưa đón cháu đi lớp. Khi các con nhờ, bà tất nhiên rất vui vẻ giúp đỡ.
Vì năm nay mới 52 tuổi nên mẹ chồng tôi còn khá trẻ trung, nhanh nhẹn. Hàng ngày giao con cho mẹ chồng chăm sóc, tôi yên tâm đi làm. Bà đưa đón cháu rồi về cho ăn ngủ đâu vào đấy. Đã vậy nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Đi làm về là tôi lại được bà nấu cho bữa tối với toàn các món ngon.
Được cái làm dâu mẹ chồng 5 năm nay nhưng 2 mẹ con chưa bao giờ va chạm, mâu thuẫn gì. Bà cũng rất tâm lý, thương con dâu như con trai. Những ngày ở đây, bà cũng tâm sự với con dâu đã mất kinh gần 1 năm nay. Tôi động viên mẹ chồng đi khám thì bà bảo không sao, đó là dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh, ai cũng phải trải qua trong đời. Nghe mẹ chồng nói có lý nên tôi cũng không giục bà đi khám nữa, chỉ mua nhiều thuốc bổ sung nội tiết tố tuổi mãn kinh cho mẹ chồng uống.
Vậy mà nửa đêm hôm trước, khi tôi đang ôm con nhỏ ngủ trong phòng thì nghe tiếng đập cửa dồn dập của mẹ chồng. Bà ở đây 1 tháng rồi chưa bao giờ thấy bà đập cửa như vậy. Sợ bà gặp chuyện nên tôi mau chóng ra mở cửa thì thấy mẹ chồng tỏ vẻ rất kinh hãi. Thấy con dâu, bà chỉ chỉ vào bụng của mình rồi bảo:
"Con nhìn xem, sao bụng mẹ cứ động đậy thế nhỉ?"
Quả thực, nhìn vào bụng bà tôi cũng thấy không phải là mẹ chồng có cảm giác thế đâu mà thấy động đậy thật, lại còn lùm lùm nữa như thể bà đang mang bầu và thai nhi đang máy ở bên trong. Hoảng quá, tôi phải trấn an bà rồi sáng hôm sau vội dắt đi khám.
Khi đi khám, bác sĩ ngay lập tức đã phát hiện bà đang mang bầu tự nhiên ở tuần 22. Lúc phát hiện bản thân có thai, mẹ chồng tôi chuyển từ trạng thái bất ngờ sang hoang mang, lo lắng và xấu hổ nữa. Bà cứ lăn tăn vì mang thai khi đã lớn tuổi và đã có cháu nội 4 tuổi.
Tuy nhiên khi thực hiện siêu âm hình thái cho thai nhi, kết quả siêu âm hoàn toàn bình thường nên tôi gọi về cho bố chồng và 2 ông bà sau 1 hồi bàn bạc quyết định giữ thai lại. Tất nhiên vì mang thai khi đã lớn tuổi, những tháng ngày bầu bí sau đó, chúng tôi luôn đưa mẹ chồng đi khám thai kỳ thường xuyên và đúng các mốc lưu ý của bác sĩ.
Mẹ chồng bỗng dưng phát hiện có bầu tự nhiên sau nhiều năm mong mỏi. (Ảnh minh họa)
Hiện mẹ chồng tôi đang trong những tuần gần cuối thai kỳ và được bác sĩ sản khoa theo dõi rất chặt chẽ. Bác sĩ cũng nói sẽ đánh giá để xem bà có thể sinh thường được thì tốt nhất, còn không sinh thường được mới chuyển sang sinh mổ.
Bố tôi và cả nhà đều lo cho bà đã có tuổi, sợ vượt cạn mất nhiều sức nên muốn xin bác sĩ cho đẻ mổ nhưng bác sĩ không nghe, bảo phải xem xét. Không biết mẹ bầu cao tuổi như mẹ chồng tôi vượt cạn thì nên đẻ thường hay đẻ mổ mới tốt nhất?
Mẹ bầu trên 50 tuổi nên sinh thường hay sinh mổ?
Hiện nay, rất nhiều phụ nữ mang thai nói chung và mẹ bầu lớn tuổi băn khoăn sinh mổ sẽ tốt hơn sinh thường. Thực tế theo các bác sĩ sản khoa, các mẹ bầu và gia đình không nên tự quyết định việc sinh mổ hay sinh thường đường âm đạo mà cần phải có chỉ định cụ thể từ các chuyên gia - bác sỹ sản phụ khoa.
Cần phải khẳng định lại một lần nữa đó là sinh thường đường âm đạo là tốt nhất, chỉ sinh mổ khi cuộc chuyển dạ gặp khó khăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
Những trường hợp đẻ thường dễ dàng thì không được mổ và ngược lại, những trường hợp cần phải mổ thì không nên cố để đẻ thường. Nói chung trước một cuộc “vượt cạn” có các yếu tố đẻ khó thì bác sĩ sản khoa sẽ can thiệp, điều chỉnh để chuyển một cuộc đẻ khó thành một cuộc đẻ bình thường. Nếu không điều chỉnh được mới phải chuyển sang phẫu thuật lấy thai đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi.