Vết rạn da khi mang thai là một thứ khiến nhiều mẹ cảm thấy kém tự tin về vẻ ngoài của mình. Vậy làm thế nào để loại bỏ chúng một cách hiệu quả nhất?
Cơ thể thay đổi sau sinh luôn là nỗi ám ảnh với nhiều chị em phụ nữ. Những vấn đề như cân nặng, bụng mỡ, rạn da luôn khiến chị em "đau đầu" tìm cách đối phó. Thật may mắn, dù không dễ dàng gì để những vết rạn biến mất hoàn toàn, vẫn có một vài cách để làm mờ vết rạn hiệu quả.
Vết rạn da là gì?
Những vết rạn da khi mới xuất hiện thường có màu đỏ. (Ảnh minh họa)
Vết rạn da, hay còn gọi là vết striae, thực ra không quá đáng lo như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Chúng là một dạng vết sẹo trên da và khiến một phần da bị thâm lại. Theo thời gian, chúng sẽ mờ dần đi, nhưng không hoàn toàn biến mất.
Chúng là hậu quả của những lần da bị co giãn bất chợt, dù là trong giai đoạn phát triển tuổi dậy thì hay khi mang thai. Ngoài ra sụt cân đột ngột cũng là một nguyên nhân khác gây rạn da.
Ai cũng có thể bị rạn da – bất kể là nam hay nữ - nhưng với phụ nữ thì hiện tượng này thường gặp hơn.
Các vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím khi mới xuất hiện nhưng sẽ dần dần ngả sang màu xám bạc, những vết rạn có màu tươi hơn thường dễ được điều trị hơn.
Nguyên nhân nào khiến mẹ bị rạn da?
Nhiều phụ nữ thường bị rạn da sau khi sinh. (Ảnh minh họa)
Cấu tạo của da thường có 3 lớp: lớp biểu bì (phần ở ngoài cùng), lớp hạ bì (phần ở giữa) và lớp hypodermis nằm ở phần sâu nhất dưới da. Vết rạn da thường được hình thành do các tế bào kết nối bị “kéo giãn” ngoài giới hạn đàn hồi cho phép do sự giãn nở hoặc co lại đột ngột của da từ những lần phát triển hoặc tăng cân đột ngột.
Sự co giãn đột ngột sẽ khiến lớp hạ bì bị bong ra, làm lộ phần da ở lớp phía trong, gây nên các vết rạn.
Làm thế nào để loại bỏ vết rạn da?
Chắc hẳn không chị em nào muốn những vết rạn da xấu xí phá hỏng vẻ ngoài của mình. Tin vui là mẹ hoàn toàn có thể làm mờ đến mức gần như không thấy những vết rạn da này.
Các bệnh viện lớn thường dùng tia laser khúc xạ đỏ để làm mờ vết rạn da, trong khi các phòng khám tư dùng các loại laser khác, nhưng chúng đều không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các vết rạn da.
Những vết rạn da điển hình thường sẽ gây thay đổi vĩnh viễn lên bề mặt da. Tuy nhiên dù không thể được tẩy đi hoàn toàn, nhưng những cách dưới đây vẫn có thể cải thiện vẻ ngoài của chúng một cách đáng kể.
Phương pháp carboxytherapy
Đây là phương pháp mà trong đó bác sĩ sẽ dùng kim tiêm một lượng nhỏ khí carbon dioxide (CO2) vào phần da bị rạn. Việc thiếu oxy sẽ làm tăng lượng máu lưu thông vào chúng và giúp tái tạo các tế bào da, giúp cải thiện độ đàn hồi của phần da bị rạn dù không làm mờ hoàn toàn các vết thâm.
Thực phẩm chức năng
Nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng làm mờ vết rạn. (Ảnh minh họa)
Kẽm là một loại thành phần rất tốt trong việc tái tạo tế bào. Các mẹ có thể ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, hoặc dùng thực phẩm chức năng có chứa kẽm, để giúp làm mờ vết rạn da.
Kem dưỡng da
Có rất nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da các mẹ có thể lựa chọn, từ kem dưỡng thể tăng cường collagen đến chất chống oxy hóa, miễn là chúng có nguồn gốc uy tín và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Dù cũng không thể hoàn toàn đánh bay vết rạn do ảnh hưởng của chúng nằm sâu dưới phần da, nhưng kem dưỡng da có thể cải thiện bề ngoài của chúng. Ngoài ra, sử dụng retinol chứa vitamin A cũng rất hữu ích trong việc làm mờ các vết rạn.
Các phương pháp tự nhiên
Thoa kem dưỡng da cũng là một cách làm mờ vết rạn (Ảnh:Onoky)
Bơ cacao nổi tiếng vì chức năng chống lão hóa và rất hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về da. Chúng cũng có rất nhiều tính năng giúp làm mờ vết rạn da. Dưới đây là cách để trị rạn da bằng cacao một cách hiệu quả nhất:
Theo các chuyên gia làm đẹp, thoa 1 thìa canh bơ cacao lên phần da bị rạn 2 lần/ngày sẽ giúp làm mờ vết rạn.
Ngoài ra, một số loại thành phần tự nhiên khác bao gồm:
- Đánh bông lòng trắng trứng gà, bôi lên da và để khô trong vòng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, cuối cùng dùng dầu oliu để giữ ẩm.
- Bôi nước ép chanh lên phần da bị rạn, sau đó rửa bằng nước ấm. Các mẹ cũng có thể kết hợp với nước ép dưa chuột.
- Thoa bằng dầu thầu dầu, sau đó trườm phần da đã được thoa bằng vải ấm.
- Thái lát khoai tay và đắp lên vùng da bị rạn từ 5 đến 10 phút để chúng tự khô, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.