Vào tuổi thai kỳ, khi siêu âm thai, các bác sĩ cũng đã có thể nhìn rõ giới tính của em bé trong bụng mẹ là trai hay gái.
Chào mừng các mẹ đến với tháng được gọi là “yên bình” nhất của thai kỳ. Vào tháng thứ 4 này, mẹ đã có thể chắc chắn mình mang thai mà ít phải đối mặt với nguy cơ sảy thai nữa. Chị em cũng không còn phải khổ sở vì chứng ốm nghén, mệt mỏi nhiều. Nếu chưa thông báo việc có thai với người thân, bạn bè thì đây là lúc bạn nên nói để nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của mọi người. Vào tuổi thai kỳ, khi siêu âm thai, các bác sĩ cũng đã có thể nhìn rõ giới tính của em bé trong bụng mẹ là trai hay gái.
Vào tuổi thai kỳ, khi siêu âm thai, các bác sĩ cũng đã có thể nhìn rõ giới tính của em bé trong bụng mẹ là trai hay gái.
Ở tháng thứ 4 thai kỳ, mẹ bầu có cảm giác rất thoải mái, nhẹ nhàng vì bụng bầu chưa lớn. Vì vậy, nếu muôn tận hưởng những ngày son rỗi khi con yêu chưa chào đời, mẹ có thể đặt lịch một chuyến du lịch ngắn ngày với ông xã để chúc mừng việc có thai cũng như tạo tâm lý thoải mái trong thai kỳ.
Video sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4:
Dưới đây là sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong tháng thứ 4
Ở tuần thai này, em bé nặng khoảng 45g và dài 10cm. Cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân đã được phân biệt rõ rệt. Hệ thống thần kinh của em bé cũng đã phát triển và cơ bắp được hình thành nên thai nhi đã có thể di chuyển linh hoạt hơn. Dù vậy những chuyện động còn khá nhẹ nên hầu hết mẹ bầu chưa thể cảm nhận được ở tuần thai kỳ.
Thai nhi lúc này dài khoảng 12cm và vẫn còn khoảng 40cm để phát triển từ lúc này đến khi chào đời. Khối lượng và trọng lượng của em bé cũng đang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Trong tháng thứ 4 này, bé sẽ nặng khoảng 60g và trọng lượng này sẽ tăng lên khoảng 50 lần vào lúc chào đời.
Cơ thể thai nhi thời điểm này được bao phủ bởi một lớp lông mỏng gọi là lông tơ với mức độ khác nhau và nhiều bé khi ra đời vẫn còn lông tơ bám trên người. Lớp biểu bì – bề mặt của da cũng sắp được hình thành trong giai đoạn này.
Các cơ quan của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trái tim bé nhỏ của thai nhi đập nhanh gấp 2 lần so với người trưởng thành và đã được chia thành 4 ngăn.
Ở tháng mang thai này, mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Tuần 14
Ở tuần thai này, mẹ có thể ăn uống thoải mái, ngon miệng hơn nhiều. Vậy nếu mẹ nào đã không bồi bổ được ở 3 tháng đầu thì đây là thời điểm vàng để ăn uống, bổ sung dưỡng chất.
=> XEM NGAY: Những bức ảnh chứng tỏ độ "quậy" của thai nhi trong bụng mẹ |
Tuần 15
Cơ thể của mẹ đang trải qua những ngày thay đổi chóng mặt. Mẹ có thể nhận thấy hiện tượng nám da xuất hiện trên môi, cằm, mũi hay trán… từ tháng thứ 4 trở đi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Sau sinh, triệu chứng này sẽ dần biến mất.
Tuần 16
Mặc dù ở giai đoạn này mẹ ăn uống rất ngon miệng nhưng phụ nữ mang bầu vẫn được khuyên nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp với aixt folic, sắt, canxi… để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất cung cấp cho thai nhi phát triển. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được bổ sung vitamin tổng hợp phù hợp và đúng liều lượng.
Tuần 17
Vào tuần thai này, nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những chuyển động của con yêu đặc biệt những người mang bầu lần thứ 2,3. Với mẹ mang bầu lần đầu có thể sẽ phải chờ thêm vài tuần nữa. Chị em cũng có thể nhận thấy một số cơn đau co thắt nhưng hầu hết các trường hợp đều không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Lưu ý việc chăm sóc trong tháng thứ 4 thai kỳ
Ở tháng mang thai này, mẹ cần chú ý :
- Mua thêm quần áo thai sản để mặc thoải mái, dễ chịu vì bụng bầu đã phát triển và mẹ bắt đầu tăng cân.
- Lưu ý vệ sinh vùng kín, thay quần áo thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng bàng quang – vấn đề phổ biến khi mang thai.
- Tắm nắng đều đặn để cung cấp vitamin D cho cơ thể.
- Tham dự lớp học thai sản để cung cấp đủ kiến thức chăm sóc thai kỳ.