Ở tuần thai thứ 16, trái tim em bé được bơm với tốc độ khoảng 23,7 lít máu mỗi ngày. Hệ thống hô hấp và tiêu hóa của bé sẽ tiếp tục phát triển khi em bé luyện tập thở, nuốt và mút.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Với chiều dài khoảng 12 cm tính từ đầu xuống mông và cân nặng 100 g, thai nhi đã tăng khoảng một phần ba kể từ tuần trước. Hiện tại, các cấu trúc xương vùng lưng đã được bổ sung và cơ bắp trở nên khỏe khoắn hơn, cơ thể bé và phần đầu được hỗ trợ để phát triển thẳng hơn. Kích thước của cơ thể cũng dần tỷ lệ thuận với đầu. Đôi mắt bắt đầu chuyển về phía trước khuôn mặt hơn, và bởi em bé vẫn chưa thể kiểm soát được những biểu hiện trên khuôn mặt, cơ bắp của bé sẽ phải luyện tập rất nhiều để thực hiện chúng.
Ở tuần thai thứ 16, trái tim em bé được bơm với tốc độ khoảng 23,7 lít máu mỗi ngày. (ảnh minh họa)
Trái tim được bơm với tốc độ khoảng 23,7 lít máu mỗi ngày. Hệ thống hô hấp và tiêu hóa của bé sẽ tiếp tục phát triển khi em bé luyện tập thở, nuốt và mút. Phân su - thứ mà bạn sẽ thấy trong lần đại tiện đầu tiên của em bé - có thể bắt đầu hình thành trong ruột.
Hệ thống thần kinh của thai nhi đang phát triển đủ để bé có thể nắm chặt nắm đấm và nắm tay nếu vô tình hai bàn chạm vào nhau khi đang cử động. Thai nhi sẽ tiếp tục cử động để cải thiện sự phát triển cơ bắp và điều phối - trong khi vẫn còn rất nhiều chỗ trống để em bé di chuyển. Nếu mẹ bầu cảm thấy sự rung động nhẹ bên trong cơ thể, đó có thể là em bé đang chuyển động. Đây là tuần đầu tiên mà một số bà mẹ tương lai - đặc biệt những người đã từng mang thai trước đó và biết những gì sẽ xảy ra - có thể cảm thấy sự chuyển động của con mình. Tuy nhiên, có thể phải đến tận tuần 18 - 20 thì mẹ mới có thể cảm nhận được sự di chuyển của em bé bởi những chuyển động đó vô cùng nhẹ nhàng.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Tử cung và vòng eo của mẹ bây giờ sẽ được giãn rộng nhanh chóng. Tử cung của mẹ đã phát triển đến một nửa khoảng cách giữa xương mu với rốn và có cân nặng từ 2 đến 4,5 kg là bình thường khi đến tuần thứ 16 này. Nhau thai bây giờ đã đạt độ dày 2,5 cm nhưng nó sẽ tiếp tục tăng đường kính để phù hợp với bé và sẽ nặng khoảng 500g khi sinh.
Hooc-môn giúp cơ bắp của mẹ được thư giãn và dây chằng sẽ khiến các khớp xương di động nhiều hơn, tăng khả năng làm mẹ bị thương. Mẹ có thể cảm thấy bị co rút hoặc đau nhức hay những cơn đau nhẹ xảy ra khi thực hiện chuyển động đột ngột. Điều này do các dây chằng hỗ trợ tử cung được kéo dài khi thai nhi phát triển. Khi bé phát triển, tử cung có xu hướng dịch về phía bên phải của mẹ, vì vậy người phụ nữ mang thai có khả năng bị đau hoặc chuột rút về phía bên phải khi thai kỳ đang diễn ra. Điều này đôi khi được gọi là đau dây chằng vòng (những dây chằng liên quan được gọi là dây chằng vòng). Mặc dù việc nhói và đau vài lần là bình thường, nhưng nếu bạn bị đau liên tục trong vài ngày và tình hình càng tồi tệ đi thì hãy thông báo với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để loại trừ được nhiều khả năng xấu.
Tử cung và vòng eo của mẹ bây giờ sẽ được giãn rộng nhanh chóng. (ảnh minh họa)
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Mẹ bầu nên có một cuộc hẹn khám thai với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình vào khoảng thời gian này. Tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ cùng bé và đây có phải lần mang thai đầu tiên hay không, mẹ phải có thêm những buổi khám khác mỗi 4 hoặc 6 tuần. Mẹ sẽ được kiểm tra xem có bị chứng tăng huyết áp hay không và nước tiểu có protein không, cả hai đều có thể gây nên chứng tiền sản giật - một căn bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Mẹ cần được thông báo về tình trạng này và được nói về các triệu chứng để tự kiểm tra. Người mang thai cũng có thể được cung cấp vắc xin bệnh cúm nếu chưa có. Mẹ cũng được thông báo về những sự bất thường trong cuộc siêu âm giữa tuần thứ 18 và 20 của thai kỳ.
Nếu mẹ bị đau nhức hoặc chuột rút ở một bên, có thể thử cách ngồi xuống để đỡ hơn. Nếu cần, mẹ có thể nằm xuống phía bên cơ thể không đau, nâng bàn chân lên để những áp lực của trọng lượng không tì vào dây chằng. Đôi khi một bồn tắm nước ấm (không quá nóng) hoặc chườm một bình nước nóng lên chỗ đau sẽ giúp ích cho mẹ.
Những người phụ nữ hoạt động nhiều trước khi mang thai cần thay đổi thói quen của mình để giúp cái thai an toàn. Thậm chí nếu trước đây mẹ chưa từng tập thể dục, một vài động tác thể dục sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bất kể những mức độ tập luyện trước đây của mẹ như thế nào, cần phải tránh một số bài tập và hoạt động nhất định trong suốt quãng thời gian mang thai còn lại:
Sau tuần 16, tránh những bài tập yêu cầu phải nằm để tránh việc phát triển của thai nhi tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ - một trong những mạch máu chính của mẹ.
Tránh các hoạt động mà có nhiều khả năng bị mất thăng bằng và rơi như đi xe đạp, cưỡi ngựa, trượt tuyết đổ đèo, khúc côn cầu trên băng và thể dục dụng cụ.
Tránh tiếp xúc với các môn thể thao như bóng đá, squash, judo, boxing và đấm bốc mà có thể khiến mẹ bị trúng vào bụng.
Tránh lặn biển, nơi có áp lực có thể gây hại cho em bé. Ngoài ra, tránh những nơi có độ cao trên 2.500m, nơi thiếu oxy khiến mẹ có nguy cơ gia tăng chứng sợ độ cao.
Nếu mẹ không chắc bài tập nào sẽ mang lại lợi ích, đi bộ và bơi lội là hai lựa chọn hoàn hảo cho những phụ nữ mang bầu - và đừng quên các bài tập liên quan tới xương chậu! Mẹ cũng có thể tìm hiểu các trung tâm rèn luyện được thiết kế dành cho bà bầu, bao gồm cả các lớp tiền sản dưới nước.
Một số phụ nữ mang bầu không nên tập thể dục, ví dụ như những người mắc bệnh về tim hoặc phổi, những người hay chảy máu âm hộ hoặc dạ con bị co thắt trước kỳ hạn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể gợi ý những hoạt động và bài tập an toàn cho mẹ và em bé.