Mẹ Hà Nội bất chấp khiếm khuyết cơ thể liều lĩnh sinh con và cái kết ngọt ngào

Ngày 04/06/2019 09:00 AM (GMT+7)

Bản thân có tiền sử dị dạng sinh dục (tử cung đôi) nhưng chị Nguyệt bất chấp khiếm khuyết cơ thể để quyết định mang thai và sinh con.

Tử cung đôi là một dị dạng hiếm gặp ở phụ nữ. Theo thống kê, chỉ có khoảng 3% phụ nữ trên toàn thế giới gặp phải hiện tượng bất thường này. Và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mang thai, sinh nở của họ.

Lấy chồng và sinh con là thiên chức thiêng liêng đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên đối với nhiều người đặc biệt có cơ thể không phù hợp để mang thai thì điều đó thật xa vời.

Mẹ Hà Nội bất chấp khiếm khuyết cơ thể liều lĩnh sinh con và cái kết ngọt ngào - 1

Chị Nguyệt sống hạnh phúc sau khi kết hôn

Nguyễn Thị Nguyệt 27 tuổi ở Gia Lâm – Hà Nội có hình thể và sức khỏe phát triển như bao người con gái khác. Nhưng chị không may mắn khi có tiền sử dị dạng sinh dục (tử cung đôi) - là tử cung có hai buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là phụ nữ có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng.

Tuy biết bản thân tử cung đôi nhưng chị không hề tự ti hay mặc cảm mà vẫn lập gia đình và sống hạnh phúc sau khi kết hôn. Chị lên mạng tìm kiếm rất nhiều thông tin về dị dạng sinh dục trong đó có dị dạng mà mình mắc phải. Chị biết nếu mang thai sẽ gặp rất nhiều nguy cơ, nhưng không vì thế mà bỏ lỡ mất cơ hội được làm mẹ.

Mẹ Hà Nội bất chấp khiếm khuyết cơ thể liều lĩnh sinh con và cái kết ngọt ngào - 2

Cả thai kỳ chị Nguyệt chỉ tăng vỏn vẹn 8kg

Chia sẻ về tình trạng cơ thể đặc biệt của mình, chị nói: “Vì rất nhiều người tử cung đôi họ vẫn sinh con bình thường nên mình cũng cảm thấy không lo lắng quá nhiều. Thậm chí có người còn đẻ thường.

Tử cung đôi có rất nhiều dạng tử cung đôi, nhiều hệ lụy khó có bầu hơn người bình thường. Có bầu rồi thì giữ con còn khó hơn. Có người thai 5 - 6 tháng vẫn bị đào thải thai ra ngoài do tử cung chật hẹp. Nhưng không phải vì thế mà mình lại nghĩ tiêu cực”.

Bàn tính kỹ càng với chồng và quyết định việc mang thai. Do sức khỏe đặc biệt nên suốt thai kỳ, chị cẩn trọng chăm sóc cơ thể tốt nhất và chờ ngày em bé chào đời. Ngày mang bầu chị thường xuyên khám thai theo định kỳ, bác sĩ đưa lời khuyên tư vấn dưỡng thai sao cho thuận lợi nhất có thể.

Theo lời chị, thời gian đầu mang thai chị nghén nặng suốt 4 tháng đầu, không ăn uống được gì. Dinh dưỡng thai kỳ của chị cũng cực kỳ đơn giản, nhờ có chồng biết thương nên thường xuyên nấu cháo và mua thực phẩm nhiều dưỡng chất về tẩm bổ. Tuy nhiên, cả thai kỳ chị chỉ tăng vỏn vẹn 8kg.

Không cho rằng mình là người khỏe mạnh nhưng chị vẫn miệt mài đi làm đến khi thai 34 tuần chị mới cho phép bản thân nghỉ ngơi. Quá trình mang thai khó tránh khỏi những lo lắng nhưng bà mẹ vẫn cảm thấy rất hạnh phúc, em bé may mắn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Đến tuần thứ 37 chị thấy xuất hiện các cơn chuyển dạ, nước ối bị cạn dần chị quyết định mổ bắt em bé ra ngoài với cân nặng 2,7kg, em bé chào đời an toàn trong niềm vui chung của các thành viên trong gia đình.

Mẹ Hà Nội bất chấp khiếm khuyết cơ thể liều lĩnh sinh con và cái kết ngọt ngào - 3

Sau một tháng chào đời, em bé đạt 3,7kg, tức là tăng lên 1kg so với cân nặng ban đầu mới sinh là 2,7kg.

Sau sinh chị ít sữa nên em bé hầu như chỉ ăn sữa ngoài, dù bé nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn và cứng cáp. Khó khăn nhất chính là cữ ăn ngủ của con, bé tập trung ngủ ngày, thức và chơi nhiều về đêm. Sau một tháng chào đời, em bé đạt 3,7kg, tức là tăng lên 1kg so với cân nặng ban đầu mới sinh là 2,7kg.

Theo nghiên cứu, tình trạng tử cung đôi như chị Nguyệt chỉ xảy ra ở khoảng 1 trong số 2000 phụ nữ và thậm chí nhiều người cũng không biết mình có dị tật này. Trong giai đoạn phát triển phôi thai, thai nhi giới tính nữ sẽ có hai sừng tử cung.

Đến một thời điểm nhất định, hai sừng này sẽ kết hợp với nhau thành một nhờ ống Muller. Tuy nhiên, nếu quá trình kết hợp không xảy ra hoặc có vấn đề thì người đó sẽ có tử cung đôi với hai cổ tử cung và đôi khi là hai âm đạo.

Chị Nguyệt nói riêng và các bà mẹ bị dị dạng sinh dục nói chung, họ đều muốn được chia sẻ, động viên và nhắn nhủ đến những người phụ nữ có cùng hoàn cảnh rằng khi cơ thể phát triển hơi đặc biệt một chút cũng không nên quá lo lắng bởi mẹ vẫn hoàn toàn có thể mang thai, sinh con như bao người phụ nữ khác.

Bị tử cung đôi: 11 năm cưới, 5 lần sảy thai
Bình thường, một tử cung khỏe mạnh sẽ cung cấp cho thai nhi một không gian đủ rộng để thai phát triển. Với buồng tử cung quá hẹp (tử cung đôi) thì khi...
Bình An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai