Để tìm que cấy tránh thai, bác sĩ phải “đục” 5 lỗ trên cánh tay của Kelly và lấy ra một mảng mỡ có kích thước bằng hạt đậu để dễ nhìn hơn. Thế nhưng, họ vẫn không thấy que cấy đâu.
Sau 5 tháng cấy que tránh thai vào tay, bà mẹ trẻ 23 tuổi, Kelly King sống tại Michigan (Mỹ) đến bệnh viện và nhờ bác sĩ lấy que ra. Tuy nhiên, bác sĩ đã không thể xác định vị trí và lấy nó ra khỏi cánh tay của cô, ngay cả sau khi chụp X-quang và siêu âm. Cuối cùng, họ đã phải "đào bới" khắp cánh tay của cô để tìm que nhưng vẫn không được.
Kelly thực hiện cấy que tránh thai nhưng sau 5 tháng, cô hốt hoảng vì chiếc que đã biến mất.
Trong cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ để tìm que cấy, các bác sĩ thậm chí phải lấy ra một mảng mỡ có kích thước bằng hạt đậu để có thể nhìn thấy tốt hơn. Thế nhưng, họ vẫn không tìm thấy que cấy đâu.
Các bác sĩ thực hiện chụp X-quang nhưng không tìm thấy chiếc que.
Để không "tra tấn" cô ấy thêm nữa, bác sĩ buộc phải cho cô xuất viện với 5 vết thương và những vết khâu chẳng chịt trên cánh tay. Vài tháng sau, khi kết quả siêu âm cho thấy que cấy đã di chuyển lên phía nách, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy nó ra sau những phản ứng phụ nghiêm trọng mà cô Kelly đã phải chịu đựng.
“Tôi ngồi trên ghế trong khi 3 bác sĩ và y tá đào bới khắp tay tôi trong hơn một giờ. Tôi đã lo lắng khi họ nói không thể tìm thấy nó, càng bực bội khi họ tìm kiếm rất lâu mà không có kết quả. Thậm chí, họ còn lấy một ít mỡ ra từ tay vì nghĩ rằng như thế có thể nhìn thấy nó nhưng rồi cũng không hiệu quả. Tôi trở nên nhợt nhạt và họ hẹn lần sau sẽ tìm tiếp", cô gái kể lại.
Quá trình "đào bới" để tìm chiếc que đã khiến Kelly bị ám ảnh tâm lý.
Khi biết tin que cấy tránh thai đã "biến mất" trong cơ thể, tâm trạng cô Kelly đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cô cho biết mình bị trầm cảm trong suốt khoảng thời gian đó. Mọi thứ trở nên tồi tệ, cô luôn tức giận và chán nản. Hiểu được tâm trạng này, giờ đây, cô đưa ra cảnh báo cho các phụ nữ khác nên cân nhắc khi chọn hình thức kiểm soát sinh đẻ này.
Que tránh thai là một ống nhỏ, mỏng và mềm dẻo, dài khoảng 4 cm. Nó được cấy dưới da cánh tay có tác dụng tránh thai trong ba năm. Nó ngăn chặn việc rụng trứng, bằng cách giải phóng hormone progestogen vào cơ thể của phụ nữ.
Ngoài ra, nó làm dày chất nhầy từ cổ tử cung (lối vào tử cung), khiến tinh trùng khó đi qua tử cung. Hơn nữa nó còn làm cho lớp niêm mạc mỏng hơn để không thể hỗ trợ trứng thụ tinh.
Đến lần phẫu thuật thứ 2, chiếc que mới được tìm thấy và lấy ra khỏi cơ thể.
Ưu điểm của que tránh thai
Cấy que là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả, khá phổ biến hiện nay. Nó có tác dụng tránh thai trong 3 năm và có thể cấy được ở mọi thời điểm, ngay cả khi bạn vừa sinh xong, an toàn kể cả khi bạn đang cho con bú.
Cấy ghép này cũng không làm gián đoạn tình dục. Đặc biệt, khả năng sinh sản của bạn sẽ trở lại bình thường ngay sau khi lấy que ra. Ngoài ra, cấy que tránh thai còn có thể giúp chống lại bệnh viêm vùng chậu và chống lại ung thư dạ con.
Nhược điểm của que tránh thai
Rõ ràng, gần 50% phụ nữ cấy que tránh thai phàn nàn bị rong khinh thường xuyên hoặc kéo dài. Ngoài ra, có một vài tác dụng như có thể xảy ra như đau đầu, mụn trứng cá, buồn nôn, đau vú, trầm cảm và thay đổi tâm trạng, mất ham muốn tình dục…
Một số phụ nữ còn phàn nàn về việc tăng cân sau khi sử dụng que tránh thai, mặc dù không có bằng chứng cho thấy rằng việc cấy ghép này gây tăng cân.
Trong một số ít trường hợp, vùng da nơi mà bộ cấy ghép được đứa vào cơ thể có thể bị nhiễm trùng.