Trong khi "yêu", mẹ có thể sẽ nhận thấy sữa non bị rò rỉ - đừng quá bất ngờ!
"Chuyện ấy" là vấn đề tế nhị nhưng lại được các cặp đôi rất quan tâm bởi tâm lý lo lắng sợ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng. Những câu hỏi thường được các mẹ băn khoăn là liệu “yêu” khi mang thai có làm em bé bị đau? “Chuyện ấy” có gây sảy thai hay sinh non không?... Dưới đây là 10 sự thật về “chuyện ấy” khi mang thai, mẹ bầu nên biết:
3 tháng đầu, nên nhẹ nhàng!
Đó là lời khuyên của các chuyên gia dành cho các cặp đôi khi mới mang thai. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu này, các mô cấy nhau thai và các cơ quan của bé đang hình thành và phát triển mạnh mẹ. Việc quan hệ tình dục quá thường xuyên và với những tư thế mạo hiểm có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ, thậm chí dẫn đến sảy thai.
Ham muốn “chuyện ấy” ở mẹ bầu tăng lên trong quý 2
Phần đông phụ nữ mang thai đều chia sẻ họ cảm thấy hưng phấn hơn trong chuyện ấy khi bước qua 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột biến của kích thích tố testosterone. Đồng thời vào giai đoạn này, mẹ cũng cảm thấy cơ thể khỏe hơn, các bộ phận nhạy cảm như ngực cũng tăng kích thước khiến kích thích “chuyện ấy”.
Phần đông phụ nữ mang thai đều chia sẻ họ cảm thấy hưng phấn hơn trong chuyện ấy khi bước qua 3 tháng đầu. (ảnh minh họa)
Ngực của mẹ có thể rò rỉ sữa khi “yêu”
Hiện tượng này thường xuất hiện ở cuối giai đoạn 2 thai kỳ. Chúng tuy là vấn đề hết sức bình thường nhưng lại có thể khiến chị em ngượng ngùng với anh xã. Lời khuyên là mẹ nên chuẩn bị những tấm lót sữa hoặc chia sẻ tâm tư với chồng, chắc chắn cuộc yêu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Tất cả các vị trí “yêu” đều không thoải mái
Khi có thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi đặc biệt là bụng bầu ngày càng lớn gây khó khăn cho việc chọn được một vị trí “yêu” thoải mái. Vì vậy mẹ đừng quá buồn, chỉ cần những vị trí này không gây áp lực lên bụng bầu là được. Thậm chí, các cặp đôi có thể sáng tạo thêm những vị trí “yêu” sao cho thoải mái, lại có những trải nghiệm thú vị đúng không?
“Chuyện ấy” không gây hại cho thai nhi
Đây là điều mà rất nhiều mẹ băn khoăn tuy nhiên thai nhi được bảo vệ rất chắc chắn trong bọc ối và được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ nên sẽ không dễ dàng bị tổn thương đâu.
Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chọn những vị trí yêu tránh gây áp lực lên bụng bầu vì có thể sẽ khiến chính mẹ bầu bị đau.
4 tuần cuối thai kỳ, nên kiêng “chuyện ấy”
Cũng giống như 3 tháng đầu, chuyện ấy được khuyên nên hạn chế trong 4 tuần cuối thai kỳ bởi “yêu” trong thời gian bầu bí sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng nguy cơ sinh non.
Cảm xúc giữa hai vợ chồng là vô cùng quan trọng
Ngay cả khi vợ chồng bạn không có thú vui làm chuyện ấy thì những màn dạo đầu, những nụ hôn hoặc chỉ cần những lời nói tình cảm cũng giúp kết nối hai vợ chồng trong 9 tháng khá nhạy cảm này.
Việc gắn kết tình cảm vợ chồng giai đoạn này là vô cùng quan trọng để thai nhi sống trong tình yêu thương, bao bọc của cả hai bố mẹ, đặc biệt là khi mới chào đời.
Cảm xúc của hai vợ chồng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. (ảnh minh họa)
“Yêu” sau sinh, có thể sẽ thay đổi
Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng, ham muốn của phụ nữ sau sinh có xu hướng thay đổi một chút so với trước khi mang bầu, rằng họ thường thích “yêu” bằng miệng hoặc thủ dâm hơn trước khi sẵn sàng cho việc quan hệ trực tiếp.
Nghiên cứu cũng tiết lộ, có tới 40% phụ nữ thừa nhận họ đã thủ dâm trong 1 tháng sau sinh. Sau 3 tháng sinh nở, 85 % chị em sẽ bắt đầu “yêu” trở lại nhưng khá nhiều người không hoàn toàn thích việc này.
Khô âm đạo – tình trạng phổ biến sau sinh
Một triệu chứng mà rất nhiều chị em không mong đợi sau sinh là khô âm đạo. Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho chuyện ấy và khiến chị em đau đớn. Nguyên nhân là do thiếu estrogen, đặc biệt với người cho con bú.
Mẹ có thể tham khảo một số chất bôi trơn, nếu tình trạng này kéo dài, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Sau sinh, mẹ có thể són tiểu khi “yêu”
Một thay đổi khác mà phụ nữ không chuẩn bị trước tinh thần để đối mặt nữa là có thể gặp triệu chứng són tiểu khi quan hệ tình dục, thường là trong vòng một vài tháng sau sinh.
Những bài tập kegel tại nhà sẽ giúp mẹ chữa khỏi tật xấu này, hoặc nhiều mẹ bị nặng sẽ phải chữa trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.