BS Nguyễn Duy Ánh: "Chúng tôi đồng ý với sinh thuận tự nhiên nhưng không như nhiều người đang tưởng"

Ngày 16/03/2018 09:34 AM (GMT+7)

Mọi thắc mắc của quý độc giả xoay quanh chủ đề sinh nở, nuôi con thuận tự nhiên sẽ được bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội giải đáp.

Sinh con thuận tự nhiên đang là vấn đề được các chị em phụ nữ bàn tàn xôn xao trên khắp các diễn đàn dành cho phụ nữ trên mạng xã hội. Vậy phương pháp sinh nở, nuôi con thuận tự nhiên cụ thể là gì, có những ưu nhược điểm như thế nào và có thể áp dụng tại Việt Nam hay không?

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của quý độc giả, Tạp chí Khám Phá điện tử phối hợp với Trang tin điện tử Eva.vn tổ chức buổi giao lưu trực tuyến Eva Chatting với chủ đề Sinh con thuận tự nhiên dưới góc nhìn chuyên gia?

Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tiếp. 

BS Nguyễn Duy Ánh: amp;#34;Chúng tôi đồng ý với sinh thuận tự nhiên nhưng không như nhiều người đang tưởngamp;#34; - 1

Chương trình có sự tham gia của PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Chúng tôi luôn đồng ý với quan điểm "thuận tự nhiên"

MC: Sinh con thuận tự nhiên có được ghi nhận trong y văn thế giới và việt nam không thưa bác sĩ?

Bác sĩ: Không có sinh tự nhiên ở loài người hiện đại. Trong y khoa hiện đại ngày nay, tất cả quá trình thai nghén phải được giới y học và sản khoa theo dõi và giúp đỡ, ngay cả tại nhà (ở 1 số nước).

MC: Tuy nhiên, tại các nước tiên tiến trên thế giới, phương pháp sinh con tại nhà không còn quá lạ lẫm. Ví dụ tại Mỹ, theo thống kê t4/2017, trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ Khoa Hoa Kỳ ước tính có khoảng 35.000 ca sinh nở tại nhà mỗi năm. Bác sĩ nghĩ sao về điều này?

Bác sĩ: Tại Mỹ và một số nước tiên tiến hiện nay đúng là có đẻ tại nhà. Vậy nhưng khi muốn đẻ tại nhà thì các bác sĩ sản khoa có chuyên môn sẽ đánh giá xem gia đình đó có đủ điều kiện sinh tại nhà hay không, mẹ và bé có đủ sức khỏe không. Nói chung nếu muốn sinh tại nhà thì điều kiện tại nhà phải tương đồng với điều kiện tại bệnh viện.

Đẻ tại nhà không có nghĩa là chúng ta mặc sức tự đẻ mà phải có bác sĩ đến tận nhà kiểm tra điều kiện sức khỏe của mẹ và bé, điều kiện nơi sinh. Đặc biệt, nếu có khó khăn gì xảy ra thì bác sĩ sẽ là người hỗ trợ.

Một trường hợp ví dụ, khi mẹ đẻ xong, gia đình muốn mang bé về nhà tắm thì các nhà sản khoa cũng sẽ xem xét xem bố mẹ đã học qua lớp tắm bé chưa, ở nhà có đủ điều kiện tắm hay không?

Quan điểm của PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh về chủ đề Sinh con tự nhiên.

MC: Xin hỏi  bác sĩ, với những bà mẹ chọn sinh con tại nhà, để nguyên nhau thai, dây rốn và đặc biệt không có sự can thiệp của y bác sĩ thì sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì?

Bác sĩ: Trong quá trình sinh, em bé sẽ ra trước, sau đó là bánh nhau ra. Nhau thai khi đã ra ngoài thì chỉ cần chậm cắt vài phút là được vì sau đó nó sẽ trở thành dị vật không còn tác dụng, không cung cấp dinh dưỡng, không tạo ra khả năng miễn dịch cho em bé. Nó sẽ teo khô lại, nếu mẹ cố để nó nối với bé thì chỉ tăng nguy cơ nhiễm trùng chứ không có ý nghĩa gì cả.

BS Nguyễn Duy Ánh: amp;#34;Chúng tôi đồng ý với sinh thuận tự nhiên nhưng không như nhiều người đang tưởngamp;#34; - 2

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh có những giải đáp cặn kẽ về vấn đề sinh thuận tự nhiên.

MC: Với những nguy cơ đáng lo ngại như bác sĩ vừa cảnh báo ở trên xin bác sĩ đưa ra lời khuyên cho các bà bầu ở Việt Nam về việc chọn phương pháp cũng như nơi sinh nở?

Bác sĩ: Nói về thuận tự nhiên thì chúng tôi luôn đồng tình với ý kiến rằng thuận tự nhiên là tốt, ngành sản chỉ can thiệp khi không còn tự nhiên được nữa. Tôi ủng hộ tự nhiên, ủng hộ ham muốn của mọi người nhưng với điều kiện phải hiểu biết và đạt được đích là “mẹ tròn con vuông”.

Nếu có dự định đẻ tại nhà ít nhất nên tham khảo các chuyên gia xem đủ điều kiện chưa. Kiểm tra về thai nhi liên tục trước khi sinh bơi một người có chuyên môn. Chuẩn bị trước phương án để nếu có trường hợp xấu nhất xảy ra thì phải đưa mẹ và bé đến bệnh viện như thế nào.

Nói về tư thế đẻ thì ngồi xổm, đứng hay nằm, thậm chí là bơi để trẻ ra tự nhiên đều được. Quan trọng nhất là phải đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

Bác sĩ PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh chia sẻ về những nguy cơ khi sinh con tại nhà.

MC: Với sản phụ khi đến bệnh viện sinh con, những trường hợp nào có thể sinh thường tự nhiên, trường hợp nào cần đến những cần can thiệp về mặt y khoa?

Bác sĩ: Hầu hết là sinh tự nhiên nếu không có nguy hiểm gì từ phía mẹ và bé. Bác sĩ chỉ có nhiệm vụ đỡ và chăm sóc mẹ và bé sau khi ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu có biến cố từ mẹ (sức khỏe, cơn co sản phụ yếu quá thì hỗ trợ đưa em bé ra, thai chưa ra mà nhau đã ra, dây nhau tụt xuống, cơ thể mẹ chèn vào dây nhau khiến cho việc cung cấp máu bị trì hoãn) lúc đó các bác sĩ phải can thiệp như mổ. Chúng tôi tôn trọng tự nhiên, nếu có điều gì nguy hiểm mới can thiệp.

MC: Cũng liên quan  đến trào lưu sinh nở, nuôi con thuận tự nhiên, thì hiện tại có một số người dường như đang thần thánh hóa sữa mẹ. Chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và tốt nhất với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện có một số quan điểm cho rằng sữa mẹ có thể giúp trẻ mọc lại đốt ngón tay, hay chữa tim bẩm sinh, trị đau mắt đỏ, zona thần kinh, bác sĩ nghĩ sao về điều này?

Bác sĩ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đúng là trẻ được bú mẹ thì sẽ có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn vì trong sữa mẹ có kháng thể. Tuy nhiên không thể coi sữa mẹ có thể thay thế tất cả, sữa mẹ không không thể chữa tất cả các bệnh cho bé.

Quan điểm của bác sĩ Ánh về việc thần thánh hóa sữa mẹ

MC: Một số bà mẹ có quan điểm cho con bú càng lâu càng tốt, có những người khi con 6 tuổi vẫn không cai sữa mẹ. Xin bác sĩ cho biết, khi trẻ lớn, nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ có còn đủ chất như trong 6 tháng đầu đời của trẻ hay không?

Bác sĩ: Sữa mẹ rất cần trong giai đoạn đầu khi đứa trẻ chưa thể ăn được. Tuy nhiên khi trẻ có thể tự ăn được và lớn lên thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên nhiều.

Con lớn thì sữa mẹ loãng hơn, mẹ không thể chuyên tâm bồi bổ để cho sữa thì lúc này sữa không còn  nhiều chất và không đáng bao nhiêu so với nhu cầu của một đứa trẻ, không cung cấp đầy đủ hệ miễn dịch cho bé nữa.

BS Nguyễn Duy Ánh: amp;#34;Chúng tôi đồng ý với sinh thuận tự nhiên nhưng không như nhiều người đang tưởngamp;#34; - 3

Bác sĩ Ánh giải đáp câu hỏi của độc giả.

Bác sĩ Duy Ánh trực tiếp giải đáp các thắc mắc của quý độc giả

Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ, em thấy hiện nay nhiều bà mẹ cũng đang muốn học tập theo nước ngoài sinh con dưới nước vì cho là phương pháp này giúp họ giảm đau đẻ tối đa? Xin bác sĩ cho biết sinh con dưới nước có phải là sinh con thuận tự nhiên hay không? Việt Nam có nên áp dụng sinh con dưới nước không? 

Độc giả Nguyễn Nhật Lệ (Hà Nội)

BS trả lời: Sinh dưới nước khởi đầu ở nước Nga. Người mẹ được ngâm dưới bồn nước ấm rất dễ chịu, khi em bé ra được tiếp xúc đầu tiên với nước ấm sẽ không bị tác động bởi không khí. Khi bé ra đời chỉ cần nâng đầu ra khỏi mặt nước. Ở nước ngoài có nhiều hình thức đẻ nhưng đây cũng là một phương pháp không thuận tự nhiên, có hỗ trợ. Nếu có điều kiện chúng tôi cũng sẽ xây những bồn đẻ như thế. 

Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, em sắp sinh bé rồi nhưng đến thời điểm này em vẫn chưa có sữa. Vậy có phải là em ít sữa không ạ?

Độc giả Bùi Thùy Ninh (Hà Nội)

BS trả lời: Chào bạn, hoàn toàn không phải như thế nhé. Trường hợp của bạn là bình thường vì nhiều người sau khi sinh mấy ngày cũng mới có giọt sữa đầu tiên.

Câu hỏi 3: Thưa bác sĩ, em muốn hỏi sữa vắt ra bảo quản được bao lâu và cần bảo quản trong điều kiện như thế nào? 

Độc giả Trần Minh Trang (Thanh Hóa)

BS trả lời: Sữa mới vắt ra chúng ta nên để trong vòng 6h đầu, sau đó có thể để ngăn mát tủ lạnh bình thường. Đó là cách tốt nhất và chúng ta không nên bảo quản thêm bằng phương pháp nào khác.

Câu hỏi 4: Thưa bác sĩ, tôi thấy các chị em khi mang bầu thường bổ sung rất là nhiều, còn được kê các loại thuốc để uống bổ sung. Thế nhưng hội nhóm ủng hộ phương pháp mang thai thuận tự nhiên lại cho rằng không cần bổ sung sắt và canxi. Vấn đề này liệu có đúng không ạ?

Độc giả Cẩm Nhung (TP.HCM)

BS trả lời: Không đúng, không đúng hoàn toàn. Trước đây cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu cơ thể thế nào thì ăn uống thế đấy, tuy nhiên, tôi sẽ lấy chứng minh khoa học như thế này để thấy nếu không bổ sung sẽ thiếu. Nhu cầu về sắt của một người mang thai ở 3 tháng cuối gấp 6 lần người bình thường, canxi gấp 10-12 người bình thường. Vì vậy cần chọn thực phẩm giàu chất đó để bổ sung thêm cho mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ cứ ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất đó sẽ rất bị ngán nhưng nếu thiếu thì lại không đủ cung cấp cho bé và người mẹ có nguy cơ bị ảnh hưởng về già.

Mặc dù quý độc giả còn rất nhiều thắc mắc, câu hỏi xoay quanh vấn đề sinh thuận tự nhiên nói riêng và quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con nói chung nhưng do thời gian chương trình có hạn nên bác sĩ Duy Ánh không thể giải đáp hết. Xin mời quý độc giả gửi câu hỏi về hòm thư babau@eva.vn.

Sống ở những đất nước hiện đại bậc nhất, các mẹ nói gì về sinh con thuận tự nhiên?
Tại Ukraine, nếu mẹ tự ý sinh con tại nhà, khi có vấn đề gì xảy ra trong quá trình sinh nở, người mẹ và gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp...
Nhóm PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con