Sinh mổ và những rủi ro không ai mong muốn

Ngày 07/08/2016 10:02 AM (GMT+7)

Lý do khiến tỉ lệ sinh mổ ngày càng cao không hề liên quan đến vấn đề y tế mà đôi khi đơn giản chỉ vì sự tiện lợi.

Tổ chức Y tế thế giới WHO thống kê tỉ lệ sinh mổ nên dao động từ 10-15 %. Tuy vậy có khoảng 30% phụ nữ mang thai tiến hành sinh mổ ở các quốc gia phát triển như Úc, Anh và Mỹ. Lí do khiến tỉ lệ này cao như vậy không hề liên quan đến vấn đề y tế mà đôi khi đơn giản chỉ vì sự tiện lợi.

Sinh mổ và những rủi ro không ai mong muốn - 1

Tỷ lệ sinh mổ ngày nay đang không ngừng gia tăng. (ảnh minh họa)

Theo thống kê của WHO, có tới 6.2 triệu ca sinh mổ không cần thiết diễn ra năm 2008. Với tỉ lệ các ca sinh mổ ngày càng tăng, có nhiều mối quan tâm liên quan tới sự an toàn của biên pháp này.

Đặc biệt hơn, hiện tượng suy thai khi diễn ra khiến chị em hoang mang. Khi em bé có một số dấu hiệu như nhịp tim chậm đi, việc tiến hành mổ đẻ là cần thiết để đưa em bé ra ngoài càng nhanh càng tốt. Những dấu hiệu của việc chưa chuyển dạ hoặc những cơn co thắt liên tục do thiếu máu và oxy cung cấp cho bé trong trường hợp này sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều chị em do "bóng ma tâm lý" lo sợ bị “suy thai” mà lạm dụng mổ đẻ là hoàn toàn không nên. Dưới đây là những rủi ro tiềm ẩn khi sinh mổ cho người mẹ mà chị em cần lưu ý.

Rủi ro với người mẹ

- So với sinh thường, tỉ lệ tử vong trong các tình huống nguy hiểm tăng gấp 4 lần và tăng 3 lần trong một ca mổ đẻ thông thường.

- Nhiễm trùng sau sinh là một trong những rủi ro phổ biến nhất khi sinh mổ, đặc biệt nhiễm trùng đường tiết liệu do các ống nhỏ được đưa vào làm sạch bàng quang trong quá trình mổ đẻ có thẻ gây nhiễm trùng.

- Nhiễm trùng vết mổ hoặc sự đau đớn ở vết mổ cũng như vùng bụng sau khi ổ cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể phải sử dụng đến thuốc giảm đau và kháng sinh và có thể phải tiến hành phẫu thuật xử lý vết mổ sau đó.

- Tỉ lệ băng huyết sau sinh mổ cao hơn nhiều so với việc sinh thường do các mạch máu bị cắt trong quá trình mổ đẻ làm tăng nguy cơ mất máu.

- Tăng nguy cơ bị tắc tĩnh mạch xuất hiện máu đông thành cục đặc biệt  ở phổi có thể đe dọa tới tính mạng hoặc sưng đau bắp chân

- Tăng nguy cơ gây nhiễm trùng niêm mạc tử cung với triệu chứng đi kèm là bị sốt hoặc tiết ra chất có mùi hôi.

- Tác dụng phụ của thuốc gây mê khiến nhiều chị em sau sinh đau đầu dữ dội hoặc tổn thương thần kinh.

- Sinh mổ có thể gây tổn thương các khu vực lân cận, phổ biến nhất là bàng quan.

- Hiện tượng dính kết có thể xảy ra. Đây là dải các mô sẹo làm cho ccs cơ quan trong bụng dính vào nhau hoặc dính bên trong thành bụng. Hiện tượng này có thể gây đau đớn sau sinh hoặc cản trở hoạt động của các cơ quan nội tạng.

- Nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh trong tình huống nguy hiểm cao hơn so với sinh thường.

- Gây bất lợi cho mối liên kết giữa mẹ và bé sau sinh.

- Thời gian nằm viện do sinh mổ thường cái dài hơn so với sinh thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự liên kết giữa mẹ và bé. Có thể người mẹ sẽ không phải là người đầu tiên chăm sóc bé do bạn phải trải qua một thời gian dài hồi sức sau sinh. Sự tách rời giữa mẹ và bé trong một thời gian khá lâu khiến lần bú đầu tiên bị trì hoãn, sự đau nhức, ảnh hưởng kéo dài của thuốc gây mê sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc này.

Sinh mổ và những rủi ro không ai mong muốn - 2

Thời gian nằm viện do sinh mổ thường cái dài hơn so với sinh thường. (ảnh minh họa)

Ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này

Theo các nghiên cứu, phụ nữ mổ để phải mất khoảng thời gian ít nhất hơn 1 năm để có thể mang thai lại. 

Khi bạn đã mổ đẻ, khả năng phải sinh mổ trong lần mang thai sau rất cao. Tỉ lệ những bà mẹ có thể sinh thường an toàn sau lần sinh mổ trước là rất ít. Sau sinh mổ, tỉ lệ nhau thai bám thấp hoặc nhau thai trũng quá sâu trong lần tiếp theo sẽ tăng lên. Hiện tượng này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu trong có thể đe dọa tới tính mạng của cả hai mẹ con. Hiện tượng vỡ tử cung có thể xảy ra nhưng tỉ lệ này thấp (dưới 1 %). 

Như vậy dù là sinh thường hay sinh mổ đều có thể tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh và không bắt buộc phải sinh mổ, hãy cân nhắc để đưa ra chọn lựa chính xác nhất, tốt cho cả mẹ và bé.

Xu Xu Trần (Theo Bellybelly)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ