Kari đã bị trầm cảm nặng nề vì những ám ảnh cô phải chịu đựng sau ca sinh mổ lần 2.
Năm 2011, Kari sinh mổ đứa con đầu lòng. Đây là một điều hết sức bình thường đối với những ca khó sinh và thật may cả hai mẹ con đều khỏe mạnh sau sinh.Tuy nhiên, mọi chuyện dần trở nên không ổn 2 năm sau đó. Ở tuổi 36, Kari mang bầu đứa con thứ hai và lần này cô quyết định sinh thường. Cô tìm đến bác sĩ thân quen của mình người mà vẫn luôn cho cô lời khuyên và những tư vấn đáng tin cậy trong suốt quá trình cô mang thai. Ông chắc rằng các đồng nghiệp của mình sẽ đảm bảo cô có thể sinh thường mẹ tròn con vuông dù ông không ở đó. Cô đã quyết định thuê thêm một người hộ sinh để giúp đỡ mình trong quá trình sinh con.
Ở tuần 39, Kari thấy dấu hiệu nước ối bị vỡ, khi cô đến bệnh viện, cô không thể gặp trực tiếp vị bác sĩ quen thuộc của mình bởi theo quy định của bệnh viện, cô không thể làm điều đó. Cô phải chờ nhiều giờ sau và một bác sĩ khác vào và cô nhận ra những điều tồi tệ sắp bắt đầu.
Nữ bác sĩ nói với Kari: “Đầu tiên, tôi sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng, nếu có chuyện không hay xảy ra sẽ rất nguy hiểm, chúng tối sẽ phải tiến hành sinh mổ và chồng cô không thể vào phòng sinh”. Tuy nhiên điều Kari muốn là có thể sinh con bình thường, cảm nhận sự đau đớn của người mẹ khi sinh mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc gây tê hay giảm đau. Nhưng rồi vị nữ bác sĩ vẫn tiến hành sinh mổ.
Điều tồi tệ hơn xảy ra khi trong quá trình chờ sinh, Kari ra vào nhà vệ sinh nhiều lần. Nữ bác sĩ tỏ vẻ khó chịu và nói với cô: “Chị không thể ra vào nhà vệ sinh thêm nữa. Chúng tôi đang tiến hành sinh mổ cho chị!”. Kari chỉ biết im lặng. Vị nữ bác sĩ tiến hành kiểm tra cổ tử cung cho Kari với thái độ rất khó chịu. Kari cảm thấy bị xúc phạm, cô cảm thấy sợ hãi và nghĩ rằng: "Nếu cô ấy thực hiện phẫu thuật, cô ấy sẽ làm tổn thương tôi, cô ấy sẽ trừng phạt tôi”. Cùng lúc đó, ở ngoài hành lang, chồng Kari yêu cầu bác sĩ rằng vợ anh cần được đối xử nhẹ nhàng hơn.
Sau khi gây tê ngoài màng cứng, Kari bắt đầu nôn, cổ tử cung của cô chỉ giãn thêm 4cm, cô không thể sinh. Cô hình như nghe thấy có ai đó hỏi: “Chồng cô ấy đâu?”, dưới ánh đèn phòng mổ, chồng cô bước vào, anh kinh hoàng nhìn vợ mình trên bàn mổ , anh khóc và lúc đó anh nghĩ rằng: "Vợ mình có thể chết mất."
Quá trình sau đó Kari không cảm nhận được gì nữa. Cô đã được sinh mổ. Đến cuối cùng, cô cũng không thể chứng kiến khoảnh khắc con mình chào đời dù chỉ một lần.
Quá trình sinh mổ kinh hoàng ấy cũng qua đi. Thật may thay, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh về mặt thể chất. Tuy nhiên, tâm lý của Kari bị ảnh hưởng nhiều và nỗi ám ảnh trong suốt quá trình đó gần như khiến cô tổn thương về mặt tinh thần. Kari tưởng như đã trải qua khoảng thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời. Nhưng mọi chuyện còn tệ hơn thế… cô nhận được chẩn đoán bị mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Theo thống kê, có 9% các bà mẹ phải trải qua trầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm sau sinh tương tự như chứng rối loạn căng thẳng sa chấn thương tâm lý. Đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể mắc kẹt trong cảm giác đau đớn, sợ hãi hay hoảng sợ đã từng trải qua khiến cho bệnh nhân có suy nghĩ cực đoan, mất ngủ và có xu hướng tách việt với cuộc sống thường ngày. Người mẹ sau sinh sẽ ghi nhớ khoảnh khắc đau đớn hay hoảng sợ khi sinh và luôn sống trong cảm giác đó khiến cô lo sợ. Đó là cảm giác vô hình sợ sẽ mất đi đứa bé, cảm giác cơ thể phải chịu đựng nỗi đau không kiểm soát được.
Nhưng điều mà Kari trải qua có thể coi là hậu chấn gây ra từ “bạo lực sản khoa” – khái niệm mới còn gây nhiều tranh cãi. Theo Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ, khi người phụ nữ cảm thấy bị tước bỏ tiếng nói trong quá trình sinh, cảm giác giao phó tính mạng bản thân và sinh mệnh của con mình cho bác sĩ mà họ không tin tưởng thì sẽ rất dễ tạo ra tâm lý hoảng sợ - bóng ma tâm lý gây trầm cảm sau sinh.
Và vì vậy các bác sĩ đã và đang được đào tạo để đảm bảo các ca sinh thành công nhưng họ đã quên mất họ có thể làm tổn thương tinh thần người phụ nữ và thái độ của họ chính là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm cho bệnh nhân sau này. Các bác sĩ cần phải ý thức được đạo đức nghề nghiệp, quyền tự chủ của bệnh nhân và cả sự kiên nhẫn và từ bi trong đó”.
Chỉ khi người phụ nữ cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe ý kiến và được phân tích rõ ràng điều gì sắp diễn ra và tin rằng quá trình sinh con sẽ luôn nằm trong kiểm soát của họ thì tỉ lệ những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sau sinh như Kari sẽ giảm đi rõ rât. Đôi khi, chỉ là ánh mắt tin tưởng giữa bác sĩ, hộ lý và bệnh nhân cũng sẽ tạo nên sự khác biệt.