Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ một vòng có nguy hiểm không?

Ngày 29/03/2018 16:27 PM (GMT+7)

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy nếu thai 32 tuần, dây rốn quấn cổ một vòng có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ là điều khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào đều vô cùng lo lắng, sợ hãi trong thai kỳ. Đặc biệt, dây rốn quấn cổ thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, khi không gian trong bụng mẹ không còn đủ rộng cho bé "vùng vẫy".

1. DÂY RỐN QUẤN CỔ LÀ GÌ?

Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5 – 6. Theo số liệu từ tổ chức NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine, NLM), cơ quan của Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health, NIH), có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ. 

Dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Mặc dù dây rốn dài có thể vướng và quấn vào cổ em bé, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần nhưng nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.

Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ một vòng có nguy hiểm không? - 1

Ở trong bụng mẹ, em bé nhận dưỡng chất qua dây rốn nên mẹ không cần lo lắng con bị "nghẹt thở" do dây rốn quấn cổ. (Ảnh minh họa)

2. THAI 32 TUẦN BỊ DÂY RỐN QUẤN CỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi đi siêu âm thai định kỳ vào tuần thứ 32, nhiều cặp bố mẹ cảm thấy lo lắng khi được bác sĩ thông báo con bị dây rốn quấn cổ 1 hoặc nhiều vòng. Mọi người đều sợ rằng đứa con quý giá của họ có thể sẽ bị "bóp nghẹt" bởi những vòng dây rốn kia.

Tuy nhiên, may mắn là thai nhi nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy qua dây rốn chứ không phải qua việc hít, thở qua mũi và miệng. Vì vậy cha mẹ có thể loại bỏ nỗi lo em bé không thể nạp dưỡng chất hay không thở được vì dây rốn quấn cổ. Thai nhi trong bụng mẹ không cần cổ để thở.

Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ bé lỏng lẻo nên không ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai. Nhưng nếu dây rốn quấn cổ thai nhi quá chặt có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai nhi, khi đó thai nhi sẽ bị ngạt, điều này thể hiện qua cử động thai quá yếu hoặc đạp mạnh bất thường và yếu dần. 

Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ một vòng có nguy hiểm không? - 2

Có đến 1/3 trẻ sơ sinh chào đời có dây rốn quấn cổ, cả sinh thường và sinh mổ. (Ảnh minh họa)

2. THAI 32 TUẦN BỊ DÂY RỐN QUẤN CỔ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?

Một trong những tình huống khiến mẹ lo lắng là thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì sẽ không quay đầu xuống được kênh sinh nên mẹ không sinh thường được. Trên thực tế, nếu bé bị dây rốn quấn cổ trong thời điểm 32 tuần thì vẫn còn nhiều thời gian để "cởi" dây rốn ra. Bé chuyển động nhiều sẽ khiến vòng dây lỏng và tuột ra. 

Ngoài ra, nếu thai nhi và mẹ khỏe mạnh có dây rốn quấn ít (một vòng) bác sĩ vẫn có thể chỉ định sinh thường. Mẹ bầu được chỉ định sinh mổ trong trường hợp dây rốn quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu,… 

Giải thích về vấn đề này, bác sĩ Trần Ngọc Hải (Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM) cho biết: “Một số thai phụ khi đi khám trong những tháng cuối được biết thai bị dây rốn quấn cổ nên rất lo lắng, sợ rằng nhau sẽ siết em bé và gây tử vong. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, số khác tồn tại cho đến lúc sinh. Đây là tình trạng không đáng quan ngại và không phải chỉ định mổ lấy thai. Chỉ một vài trường hợp rất dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có ổn hay không, có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn”.

Tắm khi mang bầu, mẹ phải nhớ 5 quy tắc này để tránh sảy thai, sinh non
Chuyện tắm rửa tưởng chừng như đơn giản nhưng mẹ bầu cũng cần phải lưu ý để tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Minh An (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi 32 tuần