Dù còn một khoảng thời gian rất dài nữa mới đến thời điểm sinh đẻ, nhưng một số dấu hiệu sẵn sàng cho việc chuyển dạ đã bắt đầu xuất hiện ở mẹ và bé ngay trong tuần thứ 32.
32 tuần thai tương đương với khoảng thời gian 8 tháng. Khi đã cán mốc mang thai này, mẹ hãy bắt đầu chuẩn bị tâm lý và vật dụng cần thiết cho ca sinh nở sắp tới.
KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 32 TUẦN
Thai nhi 32 tuần sẽ có chiều dài khoảng 42cm và nặng khoảng 1,7 kg, tương đương với kích cỡ một quả bí đao.
Để sẵn sàng cho việc chào đời, bé sẽ bắt đầu xoay đầu xuống phía dưới cổ tử cung mẹ. Vì vậy bụng mẹ cũng có cảm giác căng và tụt dần xuống.
Các mẹ nên đi kiểm tra thai kỳ ở tuần thứ 32, vì hầu hết các bác sĩ muốn được theo dõi tình hình sức khỏe của các mẹ bầu tính từ thời điểm này để tiên lượng về ca sinh sắp tới. Với các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai, từ tuần 32 trở đi sẽ phải theo dõi liên tục.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG MẸ THƯỜNG GẶP
Trong tuần 32, các triệu chứng khó chịu khi mang thai sẽ có dấu hiệu căng thẳng hơn, như ợ nóng và co thắt sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Co chuyển dạ: Các cơn co chuyển dạ sẽ xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Khác biệt lớn nhất để phân biệt giữa gò Braxton Hicks và cơn gò chuyển dạ thật là chúng sẽ giảm dần cường độ trong khi cơn gò thật sẽ ngày càng nhanh và mạnh. Với các mẹ mang thai đôi hoặc hơn, có cơn gò ở tuần thứ 32 có thể là dấu hiệu của sinh non nên cần hết sức lưu ý.
Thâm núm ti: Hiện tại vẫn chưa có lý giải nào cho việc tại sao quầng đỏ của các mẹ thường thâm lại trong giai đoạn này, nhưng một giả thiết đưa ra là nó sẽ giúp bé nhìn núm vú của mẹ rõ hơn khi bú sữa trong những ngày đầu. Cơ thể của mẹ thật kỳ diệu phải không?
Khó thở: Đừng lo, đấy là do bé cần nhiều không khí, trong khi các mẹ thì không đến mức thể, nên đừng bắt ép bản thân phải quá sức.
Ợ nóng: Trào ngược acid một chút cũng không sao. Với những ai sắp làm mẹ thì triệu chứng này vẫn rất an toàn.
Vòng 1 chảy sệ: Gò bồng đào của các mẹ sẽ to lên đáng kể và thậm chí chúng có thể sản xuất được sữa non, thứ chất lỏng đặc màu vàng nuôi dưỡng bé khi mới chào đời được vài ngày. Vì thế các mẹ đừng lăn tăn khi thấy vòng 1 của mình bị sệ xuống đôi chút.
Tiết dịch âm đạo: Dù dichjkhos chịu một chút nhưng việc gia tăng bài tiết là cách cơ thể mẹ chuẩn bị cho việc sinh đẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm bên ngoài. Bong nút nhầy – lớp bề mặt bao quanh tử cung – mới là thứ đáng để tâm cho đến thời điểm vài ngày trước khi sinh, khi màng nhầy hoàn toàn bị tống ra khỏi cơ thể của mẹ. Ngoài ra còn một thứ khác các mẹ cũng phải để ý. Nếu dịch âm đạo của mẹ nhiều và lỏng, đôi khi lẫn chút máu thì có thể là dấu hiệu của rò ối, mẹ cần đi khám ngay.
KÍCH CỠ BỤNG MẸ KHI MANG THAI 32 TUẦN
Bụng bầu của mẹ thường có số đo từ 30 đến 34 cm từ đỉnh tử cung đến xương chậu. Đôi khi trong khoảng thời gian giữa tuần này và tuần thứ 34, vị trí của bé sẽ “rụng” từ phía trên tiếp giáp xương sườn đến gần tử cung của mẹ, nơi bé có thể nằm ở tư thế chổng ngược đầu từ giờ cho đến lúc sinh. Điều này xảy ra khi mẹ cảm thấy trạng thái cơ thể đang “nặng ở trên cao” bất ngờ chuyển sang “nặng ở dưới thấp”. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng "ngoan ngoãn" quay đầu trong giai đoạn này. 32 tuần với các mẹ mang thai đôi trở nên nặng nề hơn so với các mẹ bình thường khác.
NHỮNG VIỆC MẸ CẦN LÀM
Ở tuần mang thai thứ 32, dù thời gian đến lúc sinh vẫn còn khá xa nhưng các mẹ vẫn nên sẵn sàng để đề phòng trường hợp sinh non. Các mẹ cũng nên tranh thủ thời gian này để giải quyết những việc cần làm sau khi sinh, như làm bảo hiểm y tế hay lắp ghế ngồi trên xe ô tô cho bé. Tuần thứ 32 cũng là thời điểm tư thế nằm của thai nhi chuyển sang ngôi thuận, một dấu hiệu cho biết bé sắp chào đời, nhưng đừng bận tâm khi các mẹ còn đến 7 tuần nữa để chuẩn bị tinh thần cho việc này.
3 việc mẹ cần làm trong tuần mang thai thứ 32:
- Đi khám thai định kỳ.
- Liên hệ và đăng ký làm hồ sơ sinh.
- Lên danh sách đồ cần mua cho mẹ và bé khi đi sinh và sau sinh.