Giờ đây, phôi thai giống như bản thu nhỏ của chính em bé lúc chào đời trong vòng 6 - 7 tháng nữa.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Xin chúc mừng - Mẹ bầu giờ đang ở giai đoạn thứ hai của thai kỳ! Trong suốt 3 tháng đầu, em bé đã và đang hình thành thành một phôi thai đầy đủ, bước vào giai đoạn phát triển dành cho thai nhi. 3 tháng tiếp theo sẽ là khoảng thời gian phôi thai phát triển liên tục.
Vào tuần 13, thai nhi dài khoảng 7 - 8 cm tính từ đầu tới mông - xấp xỉ bằng một trái đậu Hà Lan - và nặng khoảng 23 đến 25g. Giờ đây, phôi thai giống như bản thể thu nhỏ của chính em bé lúc chào đời trong vòng 6 - 7 tháng nữa. Phần đầu sẽ có tỷ lệ to hơn so với thân trong một khoảng thời gian khá dài, nhưng sau khi thai nhi tiếp tục phát triển, phần thân sẽ dần đuổi kịp phần đầu về kích cỡ.
Bộ não vẫn đang trong quá trình phát triển, nhưng trong vòng vài tuần tới phần màng não sẽ trở nên trơn mượt (khi não bé phát triển đầy đủ, màng não sẽ xuất hiện các nếp nhăn). Vào khoảng thời gian này, vỏ não chứa 2 hoặc 3 lớp khác nhau, và tầng phía ngoài cùng đóng vai trò quan trọng trong việc ý thức mọi thứ.
Sụn sẽ dần phát triển thành xương, tủy xương của thai nhi bắt đầu sản xuất các tế bào bạch cầu, sẵn sàng kháng lại các tác nhân bên ngoài sau khi sinh. Xương sườn được hình thành để bảo vệ cơ quan nội tạng, và phôi thai sẽ có nhiều khoảng trống để an toàn di chuyển trong dung dịch nước ối khi bé tập tành sử dụng các cơ bắp.
Em bé có lẽ đã có dấu vân tay riêng. Nếu mẹ bất ngờ phát hiện tiếng động lạ trong bụng mình tuần này, thì ắt hẳn là tiếng em bé đang bú ngón tay cái của mình. Tuy nhiên, mặc dù thai nhi có thể đưa được ngón cái vào miệng, thì điều đó không có nghĩa bé có thể tạo ra nhiều chuyển động khác.
Người mẹ vẫn phải chờ một khoảng thời gian nữa để cơ quan sinh dục của em bé tiếp tục hình thành, sau đó mới xác định được giới tính của phôi thai. Dẫu sao, các cơ quan sinh sản đã hình thành phía trong phôi thai. Nếu thai nhi là bé gái, thời điểm này bé sẽ có khoảng 2 triệu tế bào trứng ở buồng trứng, nhưng khi sinh chỉ còn khoảng một nửa số đó.
Ở tuần thứ 13 thai kỳ, phôi thai giống như bản thể thu nhỏ của chính em bé lúc chào đời trong vòng 6 - 7 tháng nữa.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Bởi nhau thai đã chiếm quyền kiểm soát các hoóc-môn, bất kỳ dấu hiệu ốm nghén nào mà mẹ mắc phải đều phải đề phòng, đối với vài người phụ nữ thì ốm nghén sẽ kéo dài hơn dự tính. Nếu mẹ bầu không thể ăn ngon vì việc ốm nghén cản trở vị giác trước đây, thì bắt đầu từ bây giờ, mẹ có thể, mặc dù hầu hết cân nặng sẽ tăng lên sau tuần 20. Với việc hoóc-môn đã thay đổi, mẹ sẽ cảm thấy ít mệt mỏi hơn và tràn đầy năng lượng. Tử cung sẽ di chuyển lên phía trên, vì vậy mẹ sẽ cảm thấy ít phải đi tiểu tiện hơn mọi khi bởi tử cung không đè lên bàng quang nữa.
Trong khi một số phụ nữ có xu hướng ham muốn tình dục tăng cao, một số thì ngược lại - 2 điều này vô cùng bình thường. Trừ khi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ chỉ định mẹ tránh giảm việc quan hệ bởi các trạng thái y tế - như việc chảy nhiều máu trong quá trình mang thai, mẹ có vị trí nhau thai thấp hay hiện tượng tụ máu - thì nếu mẹ muốn quan hệ thì hãy cứ làm, bởi việc này không làm tổn thương tới thai nhi - vì dương vật không thể vượt quá âm hộ được.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Thậm chí trong thời điểm mới mang thai, một số tư thế khi quan hệ sẽ không thoải mái bởi thai nhi, và bởi kích cỡ ngực và tử cung tăng lên. Tốt hơn hãy bảo bạn tình của mình ở phía trên, mẹ sẽ thấy điều đó thoải mái hơn nhiều khi cả hai đều hướng mặt vào nhau, hoặc khi mẹ ở phía trên bạn tình. Việc dương vật đi vào quá sâu cũng dẫn đến việc không thoải mái.
Những người phụ nữ mang thai có nguy cỡ nhiễm khuẩn đường tiểu tiện hơn so với những người không mang thai bởi sự thay đổi của hoóc-môn có thể tác động tới đường tiểu tiện. Đó là lí do tại sao mẹ luôn được kiểm tra nước tiểu mỗi khi tới ngày khám sản. Nếu việc đi tiểu gây đau đớn thì nghĩa là người phụ nữ đang mang thai có thể bị nhiễm khuẩn và mẹ nên liên lạc với bác sĩ ngay cả khi chưa tới ngày khám sản. Để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng thận, mẹ sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh - thuốc này không gây hại cho cả mẹ lẫn bé. Bằng việc uống nhiều nước khoáng, mẹ sẽ phòng ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn bởi bàng quang sẽ lọc các chất độc hại.