Cân nặng trung bình khi chào đời của bé khoảng 3-3,2kg và chiều dài trung bình là 50cm.
Một thai kỳ điển hình sẽ kéo dài trong vòng 40 tuần được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến khi em bé cất tiếng khóc chào đời. Trong 40 tuần thai này sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính thường được gọi là 3 tam cá nguyệt bao gồm: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Mỗi giai đoạn được phân chia như sau:
- 3 tháng đầu: từ khi thụ thai đến khoảng tuần 12 thai kỳ
- 3 tháng giữa: từ tuần 13 đến 27 thai kỳ
- 3 tháng cuối: từ tuần 28 thai kỳ đến khi em bé chào đời.
Cùng tìm hiểu về sự thay đổi và phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn này:
Ba tháng đầu
Thai nhi 4 tuần: Phôi thai
- Hệ thần kinh (não và tủy sống) bắt đầu hình thành
- Trái tim cũng đã xuất hiện
- Chồi chân và tay bắt đầu phát triển
- Em bé lúc này là một phôi thai, dài khoảng 0,1 cm.
Thai nhi 8 tuần: Phôi thai phát triển thành thai nhi
- Tất cả các cơn quan chính đã hình thành
- Trái tim đã có những nhịp đập rõ ràng
- Cánh tay và chân mọc dài hơn
- Ngón chân và ngón tay bắt đầu hình thành
- Cơ quan sinh dục có mặt
- Các bộ phận trên mặt bắt đầu phát triển các chức năng của chúng.
Thai nhi 12 tuần: Tăng trưởng chậm lại
- Các dây thần kinh và cơ bắp bắt đầu phối hợp làm việc cùng nhau và em bé đã có thể nắm tay
- Cơ quan sinh dục đã phát triển ra bên ngoài và qua siêu âm bạn có thể biết đó là bé trai hay bé gái
- Mí mắt để bảo vệ đôi mắt đang phát triển
- Mắt bé sẽ nhắm cho đến tuần 28 thai kỳ
- Quá trình tăng trưởng của bé chậm lại và chỉ dài khoảng 7,6cm và nặng 0,02kg.
Ba tháng giữa
Thai nhi 16 tuần: Tiếp tục phát triển
- Các hệ thống xương và da tiếp tục hình thành
- Phân su phát triển trong đường ruột của bé
- Em bé bắt đầu những phản xạ mút đầu tiên ở miệng.
- Thai nhi dài khoảng 10-13cm và nặng khoảng 0,15kg
- Em bé chuyển động mạnh mẽ hơn và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng
- Bé được bao phủ bằng một lớp lông tơ mỏng
- Lông mày, lông mi, móng tay, móng chân đã hình thành. Thậm chí thai nhi có thể là xước cơ thể mình.
- Thai nhi có thể nghe được âm thanh và nuốt nước ối.
- Bé dài khoảng 15cm và nặng 0,25kg
- Tủy xương phát triển để hình thành các tế bào máu
- Bé đã có vị giác
- Dấu vân chân và tay của bé đã hình thành
- Tóc đã mọc trên đầu
- Phổi được hình thành nhưng chưa hoạt động
- Em bé có những chu kỳ giấc ngủ liên tục
- Nếu em bé là một bé trai, tinh hoàn đã đi vào trong bìu. Còn nếu đó là bé gái, tử cung và buồng trứng đã có sẵn và nguồn trứng cũng sẽ cung cấp cho cả cuộc đời sau này.
- Em bé đang lưu trữ chất béo, bặng khoảng 0,6-0,7kg và dài khoảng 30cm.
Ba tháng cuối
Thai nhi 32 tuần
- Xương bé rất mềm nhưng đã hình thành đầy đủ
- Chuyển động mạnh mẽ hơn
- Đôi mắt có thể mở và đóng thường xuyên
- Phổi chưa hoạt động nhưng bé đã có những bài thực hành thở.
- Cơ thể của bé bắt đầu lưu trữ các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi.
- Lông tơ bắt đầu rụng.
- Em bé sẽ tăng khoảng 0,2kg/tuần, nặng khoảng 1,8-2,2kg và dài khoảng 40cm.
Thai nhi 36 tuần
- Các lớp sáp bảo vệ cơ thể dày hơn
- Lượng mỡ trong cơ thể tăng lên.
- Em bé lớn hơn nên sẽ ít có không gian để di chuyển vì vậy sẽ ít chuyển động hơn.
- Bé dài khoảng 45cm và nặng 2,7-3kg.
Thai nhi 40 tuần
- Đến cuối tuần 37 thai kỳ, em bé được coi là đủ ngày tháng để chào đời.
- Các cơ quan của bé đã hoạt động hoàn thiện như một em bé sơ sinh bình thường.
- Em bé quay đầu xuống dưới để dễ dàng chào đời.
- Cân nặng trung bình khi chào đời của bé khoảng 3-3,2kg và chiều dài trung bình là 50cm. Tuy nhiên, cũng có những em bé lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức trung bình một chút.