Khi mang thai 19 tuần, người mẹ có thể bị đau bụng dưới là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Thai nhi 19 tuần tuổi đang ngày càng lớn dần lên nên mẹ bầu sẽ có thể bị đau bụng dưới. Việc chú ý theo dõi các dấu hiệu khi bị đau có thể giúp mẹ phát hiện ra những vấn đề về sức khỏe.
I. Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới khi mẹ mang thai 19 tuần?
Tùy theo nguyên nhân mà có thể đánh giá các mức độ nguy hiểm khác nhau khi mẹ mang thai 19 tuần bị đau bụng dưới.
1. Đau dây chằng
Đây là hiện tượng khá phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân là do khi thai nhi phát triển, các cơ và dây chằng sẽ bị căng dãn ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà mẹ có thể cảm thấy những cơn đau bụng dưới âm ỉ kéo dài. Thường thì nó sẽ xảy ra khi bà bầu đứng lên khỏi ghế hoặc ho.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới ở mẹ bầu là đau dây chằng
2. Tử cung phát triển làm căng thành bụng
Khi người phụ nữ mang thai, để tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi, tử cung sẽ tác động vào thành bụng làm bụng to lên. Tử cung cũng sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày khiến cho mẹ bầu sự căng tức ở bụng nhiều hơn. Ngoài ra sẽ thêm cảm giác buồn nôn và chướng bụng.
3. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần có một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón. Khi bị táo bón, bà bầu rất dễ bị đau bụng dưới. Không chỉ có vậy, táo bón lâu ngày sẽ làm cho mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
4. Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
Khi mang thai, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh cũng sẽ khiến vùng bụng bị căng tức nhiều hơn. Lượng mỡ thừa sẽ tích tụ ở vùng bụng và đùi. Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ cảm giác như đau bụng kinh.
5. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Ngoài đau bụng, nếu mẹ bầu còn cảm thấy một vài dấu hiệu khác thường như: cơn đau dữ dội, co thắt kèm theo bị ra máu âm đạo, buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu thì rất có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Đây là điều hết sức nguy hiểm nên cần phải đến các cơ sở để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Dấu hiệu sảy thai
Đây là trường hợp đặc biệt phải lưu ý. Các dấu hiệu của sảy thai gồm có:
- Đau bụng dưới từng cơn, cơn sau đau hơn cơn trước và kéo dài
- Máu tươi, máu cục ra ngoài âm đạo.
- Khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi tử cung thì sẽ hết cơn đau.
Lúc này, điều cần thiết phải làm là nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có những phương án điều trị cần thiết.
II. Gợi ý một số cách giúp giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu
1. Đối với những cơn đau xuất phát từ nguyên nhân sinh lý của cơ thể
Đối với những trường hợp này, cơn đau bụng dưới không cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế một số cách giảm đau an toàn sau đây có thể sẽ đem lại hiệu quả:
- Chườm túi ấm lên vùng bị đau. Việc này sẽ tăng cường lưu thông khí huyết giúp giảm đau.
Chườm túi ấm có thể giúp mẹ bầu giảm đau bụng dưới
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, phòng tránh việc bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
- Có thể đồng thời massage vùng bụng một cách nhẹ nhàng và tắm nước ấm.
- Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, tránh stress để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Tránh quan hệ tình dục khi gặp tình trạng đau bụng dưới.
- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời.
2. Đối với những cơn đau cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm
Lúc này, mẹ bầu phải đến bệnh viện để kiểm tra để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Điều quan trọng là mẹ phải sớm phát hiện ra các bất ổn để đi khám chữa kịp thời.