Một sự kiện đặc biệt khi thai nhi được 26 tuần là bé đã có thể đóng, mở mắt.
9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào... Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn? Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "Sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé! |
Thai nhi
Thai nhi tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng 900 - 910g.
Thời điểm này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.
Từ tuần này, sự phát triển của thai nhi chủ yếu tập trung vào cân nặng, các phát triển về chức năng khác trong cơ thể thường chậm dần đi và không có đột biến quá nhiều. Vùng tai, dây thần kinh đã phát triển và thai nhi bắt đầu phản ứng với những âm thanh nghe được từ bên ngoài.
Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt.
Dù ở trong bụng mẹ chưa có không khí để thở nhưng thai nhi tuần 26 đã biết học cách thở. Thân mình dù vẫn chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần cân xứng hơn. Nét mặt của em bé lúc này đã gần giống với lúc bé chào đời.
Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, tuy tốc độ có hơi chậm hơn so với trước. Các phế nang phát triển nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn. Sóng thần kinh não bộ lúc này hoạt động giống như sóng thần kinh não bộ của một em bé đủ tháng. Nguồn gốc của nó xuất phát từ vỏ não và cũng là phần phát triển nhất của não bộ.
Các mô hình ngủ và thức của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành dù vẫn chưa thực sự rõ nét. Em bé sẽ ngủ trong khoảng 15 – 20 phút/ lần, thường xuyên thức và đạp bụng mẹ.
Thai nhi 26 tuần tuổi
Cơ thể mẹ bầu
Những tác dụng phụ phổ biến nhất mà mẹ bầu sẽ phải trải qua trong những tuần thai này là chứng ợ nóng và chuột rút. Vết đường đen giữa bụng bầu cũng rõ dần và một thông tin đáng buồn là chúng ta không thể làm cách gì để ngăn chặn nó phát triển. Tuy nhiên, nó chỉ làm bạn mất thẩm mỹ đi một chút thôi đúng không?
Thai nhi càng lớn, mẹ cũng phải đối mặt với chứng đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do thai nhi lớn đặt áp lực vào bàng quang.
Mang thaui 26 tuần mẹ cũng sẽ thường xuyên gặp rắc rối với giấc ngủ của mình. Giấc ngủ sẽ không còn được ngon giấc cho tới khi bạn đón bé chào đời. Chẳng có cách nào khác là mẹ hãy sắm cho mình một chiếc gối ôm vừa với cơ thể và “sống chung với lũ” cho đến khi bé chào đời. Mẹ cũng cần chú ý không nên sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ sẽ làm giấc ngủ càng khó khăn hơn.
Từ tuần thai này, có thể nhiều mẹ đã gặp phải những cơn đau giả - cơn gò Braxton Hicks. Các mẹ cần biết rằng cơn gò Braxton Hicks sẽ không lạp lại thường xuyên và không đau nặng như đau đẻ.
Mẹo nhỏ cho mẹ
Để giảm những triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nếu bình thường mẹ chỉ ăn 3 bữa chính thì bây giờ có thể ăn thành 5-6 bữa nhỏ, sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng ợ nóng, đầy hơi.
Tập thể dục luôn luôn được khuyến khích dành cho mẹ bầu tuy nhiên không phải mẹ nào cũng làm được. Tập thể dục nhẹ nhàng mang lại rất nhiều lợi ích như giúp mẹ bớt đau lưng, đau vai, mệt mỏi… và còn giúp quá trình sinh nở được dễ dàng hơn nữa. Những môn thể thao được khuyến khích cho mẹ bầu là yoga, đi bộ, bơi lội.
Triệu chứng mang thai 26 tuần
Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất khi bầu bí 26 tuần là:
- Đầy hơi
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đau đầu thường xuyên
- Hay quên
- Vụng về
- Đau nhức vùng bụng dưới
- Tầm nhìn kém
Xem thêm: Thai nhi 27 tuần tuổi |