Nếu mẹ hạ sinh em bé vào thời điểm này, có khoảng 85% thai nhi sẽ sống sót, cùng với sự trợ giúp y tế khác.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Hiện giờ em bé đã dài khoảng 36,5cm tính từ đầu tới ngón chân và nặng tầm 875g. Cơ thể thai nhi dần bụ bẫm hơn và các cơ bắp tiếp tục phát triển. Khi chặng đường mang thai đã đi được 2/3, thai nhi đã sẵn sàng để được sinh nở - có tóc, lông mày và lông mi - mặc dù còn hơi nhỏ. Đôi mắt đã có thể hoạt động mở và đóng.
Cùng với sự phát triển của cơ thể, bộ não của em bé giờ trở nên linh động hơn. Phần vỏ não đang dần hình thành các nếp nhăn để trở thành một bộ não hoàn thiện. Một số chuyên gia tin rằng các giấc mơ bắt đầu hình thành từ tuần thứ 27.
Thai nhi hiện phải đối mặt với các cơn nấc kéo dài một khoảng thời gian trong giai đoạn này, khiến mẹ sẽ cảm thấy những chuyển động ngắt quãng kì lạ trong bụng.
Nếu mẹ hạ sinh em bé vào thời điểm này, chỉ có khoảng 85% thai nhi sẽ sống sót, cùng với sự trợ giúp y tế khác. Các lá phổi vẫn chưa phát triển đầy đủ tại giai đoạn này, nhưng vẫn có thể hoạt động nhờ sự can thiệp của các biện pháp y khoa. Tuy nhiên, gan và hệ thống miễn dịch vẫn còn yếu, vậy nên em bé sẽ cần phải sống trong lồng kính.
Cơ thể thai nhi dần bụ bẫm hơn và các cơ bắp tiếp tục phát triển.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Những tiếng đạp sẽ rõ ràng hơn trong tuần này. Bởi tử cung đang dần to hơn, mẹ sẽ để ý đến những điểm phình kích cỡ đáng kể nếu từ trước tới giờ không mấy quan tâm. Phần đầu tử cung giờ sẽ tiến tới gần lồng ngực, vì vậy mẹ sẽ hay bị thở gấp. Khoảng 75% số người mang thai sẽ trải qua giai đoạn thở gấp này (vào giai đoạn đầu của quá trình mang thai, mẹ cũng có thể gặp phải chứng thở gấp bởi sự thay đổi tiết tố nữ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ O2).
Lồng ngực mẹ sẽ di chuyển lên phía trên và hướng ra ngoài để tăng cường dung tích phổi, giúp mẹ thở được bình thường nhưng mẹ sẽ phải hít sâu hơn. Vài phụ nữ mang thai nhạy cảm với chuyện này hơn số còn lại. Khi mẹ trải qua các tháng cuối trong quá trình mang thai, em bé lớn dần và tử cung to ra dẫn đến chèn ép lên lồng ngực, đồng nghĩa với việc áp lực đè lên việc hít thở của mẹ sẽ tăng - đặc biệt là khi mẹ đứng.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu đây là lần đầu mang thai, chứng thở gấp có thể sẽ thuyên giảm ở tuần thứ 36 khi vị trí thai nhi lui xuống gần xương chậu, còn việc này sẽ xảy ra tới tận khi sinh nếu mẹ đã từng mang thai. Sẽ mất vài tháng sau khi sinh để hoóc-môn, lồng ngực và việc hít thở trở lại bình thường.
Việc thở gấp trong thời kì mang thai hoàn toàn bình thường, nhưng nếu tim mẹ đập nhanh hoặc đập không bình thường, mẹ cảm thấy việc thở gấp diễn ra khó khăn, bị đau ngực hoặc gặp sự cố với việc thở vào ban đêm hoặc khi nằm, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
Nếu cuộc hẹn thử máu cho thấy mẹ có kết quả rhesus âm tính (RhD âm tính), mẹ nên đi kiểm tra kháng thể trong khoảng thời gian từ tuần 27-28. Nếu em bé có kết quả RhD dương tính, và tất nhiên không tương thích với máu của mẹ, mẹ nên có một mũi tiêm kháng thể D để ngăn ngừa các diễn biến phức tạp trong quá trình mang thai, và việc này nên lặp lại ở tuần thứ 34.
Nếu mẹ có ý định trở lại làm việc, hãy xem xét tới các lựa chọn về chăm sóc trẻ. Chúng bao gồm người thân, người giám sát trẻ em, bảo mẫu và người làm công cũng như các nhà trẻ. Chi phí sẽ phụ thuộc vào nơi mẹ sống, và nếu thiếu các lựa chọn chăm sóc trẻ em trong khu vực mẹ sống, mẹ có thể ghi tên của bé vào danh sách chờ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mẹ có thể được hưởng phí phụ cấp để giúp chi trả cho việc chăm con.