Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận

Ngày 19/06/2018 22:00 PM (GMT+7)

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, thai nhi được bao quanh bởi hơn 700ml nước ối, nhưng thể tích nước sẽ giảm khi con lớn hơn và chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của mẹ.

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận - 1

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận - 2

Thai nhi 30 tuần tuổi nặng khoảng 1,32kg (kích thước cỡ bằng một cây bắp cải cỡ lớn), chiều dài của con ước chừng khoảng 40cm.

Thai nhi bao quanh bởi hơn 700ml nước ối, nhưng thể tích nước sẽ giảm khi con lớn hơn và chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của mẹ. Thị lực của bé tiếp tục phát triển, tuy nhiên có vẻ như em bé không thích điều đó, bởi thậm chí sau khi sinh ra, bé sơ sinh vẫn nhắm nghiền mắt để ngủ gần như cả ngày. Khi em bé mở mắt, mắt con sẽ phản ứng lại với sự thay đổi ánh sáng nhưng chỉ đạt 1/20 thị lực, nghĩa là bé chỉ nhận ra các vật cách con vài chục cm (mức thị lực thông thường ở người lớn sẽ là 20/20).

Xem video: Cuộc sống của thai nhi 3 tháng cuối

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận - 3

Cuộc sống mẹ bầu 30 tuần thay đổi thế nào?

Vào giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy có chút mệt mỏi, đặc biệt là chứng khó ngủ, mất ngủ. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy vụng về hơn lý do là bởi không chỉ cơ thể mẹ tăng cân, mà trọng lượng thai đang dồn xuống bụng làm thay đổi trọng lượng cơ thể mẹ. Thêm vào đó, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi cũng làm cho dây chằng trở lên lỏng lẻo hơn, vì vậy các khớp xương cũng mất đi phần vững chắc, điều đó làm mất sự cân bằng của cơ thể bà bầu.

Ngoài ra, việc dây chằng giãn ra có thể khiến cho chân thai phụ bị phù lên, vì vậy mẹ nên mua những đôi giày có kích cỡ rộng với đế giày thấp để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, sự kết hợp những triệu chứng khó chịu và những thay đổi về hormone có thể dẫn tới việc những cảm xúc lên xuống thất thường.

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận - 4

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về những nỗi lo khi sinh con

Vào giai đoạn này, rất nhiều mẹ lo lắng về chuyện sinh con như:

Tôi có thể chịu đựng được con đau đẻ không?

Một số thai phụ chọn đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ sinh con mà không cần sự hỗ trợ của thuốc. Họ chấp nhận sự đau đớn, khó chịu và họ học các kĩ năng để kiểm soát cơn đau đó. Việc tham gia các lớp tiền sản được tổ chức tại các bệnh viện có thể giúp các thai phụ biết cách hít thở và cách rặn khi sinh. Với sự chuẩn bị và giúp đỡ đúng cách, một số bà mẹ đã nhận thấy sinh con tự nhiên là hoàn toàn có thể.

Liệu tôi có phải sinh mổ?

Câu trả lời này còn phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ của bạn đặc biệt là một vài tuần trước khi sinh nở. Bạn có thể phải sinh mổ nếu sức khỏe bạn không cho phép đẻ thường hoặc thai nhi có bất cứ vấn đề gì như ngôi thai ngược hoặc em bé quá lớn… Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ theo dõi và đỡ đẻ cho bạn để có ca sinh an toàn nhất.

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận - 5

Việc mẹ cần làm khi mang thai 30 tuần

- Lên lịch khám thai tuần 32 – tuần thai quan trọng

- Chọn bác sĩ đỡ đẻ

- Chọn nơi sinh phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không.

- Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

Thai nhi 31 tuần tuổi: Bé làm mẹ mất ngủ
Thai nhi 31 tuần tuổi có thể quay đầu từ bên nọ sang bên kia trong khi các bộ phận như cánh tay, chân, và toàn cơ thể đang dần trở nên đầy đặn hơn.

Thai nhi 31 tuần

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi 30 tuần