Khi hormone oxytocin tiết ra từ tuyến yên của em bé đi vào máu mẹ, chúng sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết ra hormone tương tự, và hormone này sẽ kích động cảm giác đau đẻ.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Em bé hiện tại đã sẵn sàng chào đời, bởi vậy nên tuần này là khoảng thời gian để em bé phát triển cân nặng cũng như tích trữ chất béo, và có thể sẽ phát triển chiều dài một chút. Tưởng chừng lông tơ đã hoàn toàn biến mất cho tới nay, tuy nhiên vẫn còn một số lông tơ còn sót lại trên vai và phần lưng trên của bé. Hầu hết lớp chất béo màu trắng bao phủ da của thai nhi (được biết tới với tên gọi ‘vernix’) cũng đã biến mất.
Không gian trong tử cung hầu như không còn mấy nhưng em bé vẫn sẽ được bảo vệ bởi 950ml đến 1,2l nước ối - lượng nước ối này có vẻ sẽ nhiều hơn nữa nếu bạn bị vỡ ối bất ngờ.
Bởi thời kỳ mang thai của bạn đang dần chạm tới những ngày cuối cùng, những thay đổi sẽ xảy ra trong nhau thai và điều này không còn gây tác động nhiều lên cơ thể bạn. Những thay đổi sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng vài tuần tới. Khi chúng diễn ra, tuyến yên của em bé sẽ tiết ra hooc-môn oxytocin. Một tuyến khác sẽ tiết ra hooc-môn cortisol. Cả hai hooc-môn này sẽ đi qua nhau thai và đi vào mạch máu của bạn.
Hầu hết lớp chất béo màu trắng bao phủ da của thai nhi đã biến mất. (Ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Nếu bạn so sánh cân nặng của tuần trước và tuần này, có thể bạn sẽ nhận thấy cân nặng của mình không thay đổi - hoặc thậm chí giảm đi. Điều này có nghĩa, cuối cùng, bạn không cần phải tăng cân trong thời kì mang thai nữa.
Cơ thể bạn có thể đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu của việc sinh nở. Dù sao, hãy nhớ rằng ngày sinh nở mà bạn ước chừng chỉ là một sự dự đoán, và rất ít các em bé được sinh ra theo đúng ngày đã dự đoán trước đó. Bạn có thể lâm bồn bất kì lúc nào từ bây giờ cho tới vài tuần sắp tới. Khi hooc-môn oxytocin đi vào máu của bạn, chúng sẽ kích thích cơ thể bạn tiết ra hooc-môn tương tự, và hooc-môn này sẽ kích động cảm giác đau đẻ. Hooc-môn cortisol sẽ thay đổi một số các hooc-môn khác trong cơ thể bạn, bởi vậy cơ thể bạn sẽ điều chế các loại hóa chất như prostaglandins - thứ sẽ làm mềm cổ tử cung.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Bạn nên có một cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần thứ 38 để bác sĩ cũng như nữ hộ sinh đo kích cỡ tử cung của bạn, cũng như đo huyết áp và kiển tra nồng độ protein qua nước tiểu. Họ cũng sẽ bàn bạc cùng bạn về những lựa chọn nếu như quá trình mang thai quá 41 tuần. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về vấn đề mang thai cũng như sinh nở, đừng ngần ngại mà hãy đặt ra câu hỏi.
Trong khi đó, với việc sinh nở sắp diễn ra, hãy đảm bảo bạn luôn mang điện thoại có chứa những số điện thoại của người thân cũng như bác sĩ, nữ hộ sinh bên mình và luôn ở gần nhà. Bạn hoặc chồng mình có thể đóng gói những thực phẩm có ích để giúp cả hai vượt qua ngày lâm bồn, và đừng quên luôn sạc điện thoại, máy quay camera hoặc máy tính bảng. Bạn cũng có thể cần rất nhiều tiền lẻ để dành cho việc đỗ xe và mua đồ từ máy bán hàng tự động.
Nếu bạn có kế hoạch sinh ngay tại nhà, nữ hộ sinh sẽ tư vấn để bạn chuẩn bị một căn phòng nơi cô ấy có đủ ánh sáng. Nếu bạn muốn chiếc giường của mình vẫn sạch sẽ sau khi bạn vượt cạn, cách đơn giản nhất là phủ lên trên đó một tấm ni-lông, tiếp theo là một lớp báo và một tấm ga trải giường cũ sạch sẽ ở trên cùng. Nữ hộ sinh sẽ đưa ra một danh sách những thứ cần thiết cho bạn.
Nếu bạn cần phải lựa chọn phương pháp sinh nở bằng cách phẫu thuật mổ bụng và tử cung, những người phụ trách tiền sản của bạn sẽ chọn thời điểm để làm điều đó trong tuần 38, miễn là bạn chưa có dấu hiệu sẽ lâm bồn.