Hãy nhớ rằng hầu hết các em bé vừa chui ra khỏi bụng mẹ sẽ có một cái đầu méo, nhưng yên tâm, điều này chỉ là tạm thời.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Trung bình, một em bé sinh ra ở tuần thứ 40 sẽ nặng 3.5 kg với chiều dài 51 cm và khoảng 15% cơ thể là chất béo. Hầu hết lớp chất béo bao phủ da đã biến mất, và nếu bé sinh ra sau tuần thứ 40 này thì móng tay của bé có thể đủ dài để làm xây xát da.
Để chuẩn bị cho lần sinh nở, em bé nên ở vị trí đầu hướng xuống dưới, chân và tay đặt sát trước người. Sọ của em bé hiện giờ đã đủ cứng cáp để chịu sự tác động bởi các lực xung quanh trong quá trình lâm bồn.
Em bé ở vị trí đầu hướng xuống dưới, chân và tay đặt sát trước người (Ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm các dấu hiệu đầu tiên của việc chuyển dạ (xem lại tuần 39), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một chút mất kiên nhẫn, và có thể dễ xúc động nữa. Nếu bạn thắc mắc sao lại không thể sinh em bé khi đã tới hạn, hãy nhớ rằng chỉ khoảng 5% số trẻ được hạ sinh vào đúng ngày kế hoạch. Việc sinh nở thường xảy ra sớm 2 tuần hoặc muộn 2 tuần đối với những người mẹ lần đầu mang thai. Nếu bạn vẫn chưa thấy dấu hiệu gì cho tới tuần 42, bạn có thể sử dụng thuốc để thúc đẩy quá trình sinh nở.
Quá trình đầu tiên của việc lâm bồn có thể tốn nhiều thời gian nhưng quá trình thứ hai và thứ ba sẽ diễn ra nhanh hơn. Giai đoạn thứ hai là rặn để đẩy em bé ra khỏi ống âm đạo, thông thường sẽ kéo dài khoảng một tiếng nếu đây là lần đầu sinh đẻ, đối với những lần sau sẽ nhanh hơn. Dù sao, giai đoạn này có thể sẽ phải kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ nếu có dấu hiệu em bé khó có thể lọt ra, khi đó sự can thiệp bởi dụng cụ, máy hút hoặc kĩ thuật đẻ mổ sẽ cần thiết. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình lâm bồn là cắt nhau thai, thường chỉ tốn vài phút. Bạn sẽ được tiêm thuốc để đẩy nhanh quá trình cắt bỏ nhau thai. Nhau thai sẽ được cắt và đảm bảo không còn phần thừa nào còn lại trong cơ thể bạn, bởi điều này sẽ dẫn tới việc nhiễm trùng.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn sẽ cần một cuộc hẹn khám tiền sản tại tuần 40, khi mà nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ đo kích thước tử cung cho bạn, cùng những các chỉ số khác như huyết áp và lượng protein trong nước tiểu.
Nếu thời gian mang thai vượt quá tuần 41 hoặc hơn, kể cả đó là lần đầu hay không phải, bạn vẫn sẽ phải có cuộc gặp với bác sĩ mỗi tuần để làm các xét nghiệm cẩn thận.
Vào tuần thứ 41, bạn sẽ được yêu cầu làm vệ sinh cơ thể - nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ dùng một ngón tay quét quanh cổ tử cung của bạn để kích thích các màng ối tách ra. Việc này giải phóng chất hóa học mang tên tiền liệt tuyến tố giúp bắt đầu sinh đẻ. Bạn cũng được tư vấn về việc sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc sẽ không làm tăng khả năng phải nhờ tới phẫu thuật khi sinh nở và một vài bằng chứng chứng minh rằng điều đó giúp giảm thiểu các mối nguy hại.
Vào thời điểm mang thai muộn tại tuần thứ 42, nhau thai có thể sẽ không còn hoạt động để cung cấp cho em bé những dinh dưỡng cần thiết, bởi vậy em bé sẽ được theo dõi qua máy để đảm bảo không có những dấu hiệu bất thường. Nếu em bé có dấu hiệu bất ổn, bạn sẽ cần tới thuốc để giúp dễ dàng lâm bồn hoặc phẫu thuật để sinh con. Nếu không thực hiện sinh nở vào tuần thứ 42 thì sau đó khả năng chết non sẽ lớn hơn.
Nhiều người truyền tai nhau rằng có những cách để kích thích sự sinh nở như quan hệ tình dục hoặc uống một số loại trà thảo mộc. Tuy nhiên, chưa có một bằng chứng khoa học nào ủng hộ đề xuất này. Quan hệ tình dục sẽ không gây tổn hại cho em bé của bạn, nhưng có một nguy cơ lây nhiễm nếu nước ối của bạn đã bị vỡ, vì vậy tốt nhất nên tránh việc này.
Hãy nhớ rằng một em bé vừa chui ra khỏi bụng mẹ sẽ có một cái đầu méo, nhưng yên tâm rằng điều này chỉ là tạm thời. Dù cho là sinh tự nhiên hay sinh mổ thì bé vẫn được bảo vệ bởi lớp chất béo ngoài da và máu. Chất nhầy sẽ được loại bỏ khỏi mũi và miệng của bé sau khi sinh ra, sau đó bạn sẽ nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của bé. Bạn có thể nhận thấy làn da bé có một số mảng, vết khô, phát ban hoặc nám - điều này hoàn toàn bình thường và sẽ sớm hết. Một khi được cắt dây rốn, em bé sẽ trải qua những buổi kiểm tra định kì nhanh về sức khỏe.
Nếu em bé của bạn được sinh ra muộn, hãy chuẩn bị một số đôi găng tay trẻ em để mang đến viện, tránh việc bé sẽ cào xước da mình. Việc này sẽ đơn giản hơn nhiều so với cố gắng cắt móng tay trẻ sơ sinh.