Mới 3 năm sống cùng chồng nhưng tôi đã biết đây chính là người đàn ông đích thực của đời mình.
Vợ chồng tôi chỉ là dân công sở, lương 2 đứa gộp lại mỗi tháng chỉ được khoảng 20 triệu đồng. Chúng tôi mới cưới 3 năm nay và sắp có con đầu lòng nhưng vẫn còn phải đi thuê nhà. Cả hai phấn đấu tích cóp và cứ ở trọ vài năm nữa rồi sẽ mua chung cư trả góp.
Hai bên bà nội bà ngoại kinh tế cũng chỉ bình thường nên không hỗ trợ được con cái. Đặc biệt nhà nội kinh tế còn nhiều khó khăn, ông bà lại có 2 con đang ăn học nên chúng tôi xác định tự thân vận động. Thậm chí mỗi tháng vợ chồng còn cố gắng gửi 3 triệu về phụ ông bà nội nuôi 2 em.
Chồng tôi tranh phần đi ra bến xe lấy rồi tranh mở thùng đồ trước vợ. (Ảnh minh họa)
Riêng nhà ông bà ngoại thì kinh tế khá hơn dẫu họ chỉ chăn nuôi và trồng rau màu quanh năm. Mỗi năm nhờ tiền rau màu, ông bà cũng để ra 100-200 triệu. Nhà lại chỉ có mỗi 2 cô con gái, tôi thì đã lấy chồng, em gái vừa ra trường đi làm nên bố mẹ không phải lo toan gì nữa.
Vì thế từ ngày tôi lấy chồng, cứ tháng nào không về quê ngoại chơi được thì ông bà lại gửi cho 1 thùng thực phẩm sạch với đủ thứ rau, thịt gà ngan vịt, thậm chí tôm đồng, cá sông bà mua hộ. Nghĩ bố mẹ gửi cho các con chẳng lấy tiền nên mỗi lần về quê tôi cũng dấm dúi 2-3 triệu cho mẹ đẻ để họ không thiệt thòi.
Đặc biệt là chồng tôi, vì nhà ngoại ở cách nơi chúng tôi trọ chỉ 70km nên cứ có thời gian rỗi là anh lại đưa vợ về thăm. Khi về quê vợ, anh không quên mua quà cho mọi người. Ông bà ốm đau, anh cũng về tận quê đón ra thành phố thăm khám, thuốc thang.
Song tôi để ý thấy, lần nào ông bà ngoại gửi đồ ra cũng chủ động gọi cho con rể. Chồng tôi tranh phần đi ra bến xe lấy rồi tranh mở thùng đồ trước vợ. Khi ấy anh sai tôi đi lấy thứ nọ thứ kia đựng cho anh mở thùng đồ. Lúc đầu tôi nghĩ chỉ là trùng hợp nhưng về sau tôi bắt đầu nghi ngờ.
Lần vừa rồi, bà ngoại lại gọi cho tôi cáu bảo gọi cho con rể không được. Bà báo vừa gửi 1 thùng đồ lên, bảo chồng ra bến xe lấy. Do ngày cuối tuần anh phải đi trực ở công ty nên tôi không nói cho biết. Dù bụng mang dạ chửa tháng cuối thai kỳ tôi vẫn tự đi nhận và mở thùng đồ.
Nào ngờ lúc mở thùng đồ ra tôi sững người bởi bên trong ghi rõ trọng lượng, giá tiền từng loại thực phẩm. Tổng cộng cả thùng hết 1,8 triệu đồng. Đến lúc này tôi mới ngớ người hiểu ra lý do tại sao chồng luôn giành mở thùng đồ ông bà ngoại gửi và lý do tại sao nhà ngoại chỉ gọi chồng tôi ra lấy đồ.
Thì ra ông bà ngoại không cho thực phẩm như họ nói mà đều tính tiền với con rể. Biết điều này tôi ôm mặt khóc rưng rức. Tôi nói ông bà ngoại quá đáng nhưng chồng vẫn bênh ông bà làm vậy là đúng. Ông bà chăn nuôi trồng trọt mãi mới được nên bán cho cũng phải. Dù sao vợ chồng được ăn thực phẩm sạch. Hơn nữa cho bố mẹ chút tiền chứ cho ai mà tiếc. Anh còn bảo nếu có tiền sẽ biếu nhiều hơn nữa ấy.
Thì ra ông bà ngoại không cho thực phẩm như họ nói mà đều tính tiền với con rể. (Ảnh minh họa)
Thật sự nghe chồng nói tôi càng thương anh và thấy giận bố mẹ đẻ mình tham lam ích kỷ quá. Cũng may chồng tôi hiểu chuyện và thông cảm cho nhà vợ nếu không tôi ngượng với anh. Anh còn bảo sắp tới tôi ở cữ, anh sẽ cho vợ về ngoại cho thoải mái hoặc đón bà ngoại lên đây chăm con gái. Nhưng giờ biết bà ngoại tính toán vậy, tôi lại thấy lo lắng.
Tôi đang nghĩ khi nào sinh sẽ ở luôn trên này, tự 2 vợ chồng chăm nhau chẳng cần phiền đến bà nào cả là tự do thoải mái nhất. Nhưng tôi sợ con đầu lòng chưa nhiều kinh nghiệm nên không biết khi nào nên đến bệnh viện sinh con nữa. Mang thai và chuyển dạ, mẹ bầu như tôi nên đến bệnh viện lúc nào?
Mang thai và chuyển dạ - mẹ bầu nên đến bệnh viện lúc nào?
Quá trình mang thai 40 tuần cho đến khi sinh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bà mẹ và thai nhi. Chúng có thể xảy ra đột ngột, và thay đổi nhanh chóng ngay cả với các bà mẹ mang thai khỏe mạnh và ít nguy cơ nào trước đó.
Vì thế mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay nếu thấy các dấu hiệu dưới đây:
Ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai đều cần có sự thăm khám ngay của bác sĩ. Ra máu âm đạo trong giai đoạn sớm quý I của thai kỳ là thường gặp ở 15-25% bà mẹ mang thai, có thể là dấu hiệu của thai dọa sảy hay chửa ngoài dạ con. Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn quý III của thai kỳ còn nghiêm trọng hơn, có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau, hay sinh non. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.
Ra nước ối âm đạo
Bình thường, âm đạo của bà mẹ mang thai luôn có ít dịch tiết (khí hư) màu trắng đục không mùi hoặc có mùi không hôi do sự tăng hormone khi mang thai. Nếu bà mẹ mang thai thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, hoặc ồ ạt, rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt; đó có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Các trường hợp rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.
Cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi, làm xét nghiệm để chắc chắn có rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm, và ra các chỉ định thích hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai.
Đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới
Bình thường, bà mẹ mang thai có thể cảm thấy nặng ở vùng bụng dưới và đau lưng khi thai nhi ngày càng lớn lên, và đôi khi có các cơn co tử cung (tử cung gò cứng) nhất là khi thai sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Hoặc nếu thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, và không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, khi tuổi thai dưới 37 tuần, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.
Thai không cử động hoặc cử động ít hơn hẳn bình thường
Bình thường, bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần đối với con rạ, và 22 tuần đối với con so. Như những “cú đá của con lừa”, đó là cách mà thai nhi báo với bà mẹ mang thai là “con vẫn ổn”. Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn, trong lúc nghỉ ngơi và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại trong 1 biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 đến 75 phút).
Các dấu hiệu đột ngột của bà mẹ mang thai
Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu đến đột ngột và bất thường như sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được xử trí sớm. Hãy gọi xe cấp cứu và đến viện ngay khi có thể.