Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - việc phụ nữ nào cũng phải biết

Ngày 10/10/2017 16:37 PM (GMT+7)

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em phụ nữ nắm bắt được tình trạng sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của bản thân.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì ?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường chỉ xảy ra ở phụ nữ và biểu hiện người phụ nữ có khả năng sinh sản. Mỗi tháng âm đạo sẽ ra máu một lần, và thời gian hành kinh hay ngày có kinh nguyệt thường kéo dài trung bình 3-5 ngày. Một số chị em có kinh trong 2-7 ngày vẫn được coi là bình thường.

Hiện nay, độ tuổi trẻ em gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên thường là 12-15 tuổi, thậm chí sớm hơn 8-10 tuổi do điều kiện sống, chế độ ăn uống tốt hơn trước rất nhiều. Việc này đánh dấu sự dậy thì nhanh chóng từ bé gái thành một thiếu nữ có khả năng sinh sản.

Còn khi người phụ nữ bước sang tuổi 45-55 tuổi, khi xuất hiện lần hành kinh cuối cùng nghĩa là bạn đã bước vào tuổi mãn kinh, kinh nguyệt hoàn toàn chấm dứt, sức khỏe cũng bắt đầu có dấu hiệu suy yếu khi nồng độ hormone estrogen cạn kiệt dần.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - việc phụ nữ nào cũng phải biết - 1

Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt cụ thể chị em cần làm sổ theo dõi để có sự so sánh, đối chiếu giữa các chu kỳ với nhau. (Ảnh minh họa)

Với người phụ nữ, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là rất quan trọng. Chu kỳ kinh nguyệt chính là sự lặp đi lặp lại của những ngày hành kinh. Với trẻ em gái mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định do buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện, chu kỳ kinh có thể kéo dài trong khoảng 20-45 ngày, có tháng có kinh sớm, có tháng có kinh muộn, ngày hành kinh không cố định, thất thường liên tục. Tuy nhiên, ở phụ nữ trưởng thành, chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ dao động trong khoảng 21-30 ngày. Nếu kinh nguyệt đến sớm, đến chậm, ra máu kinh thất thường thì đều là dấu hiệu của triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, cần phải hết sức lưu ý.

Vì sao có chu kỳ kinh nguyệt?

Hàng tháng, khi gần đến ngày rụng trứng, cơ thể người phụ nữ tiết ra một lượng lớn hormone estrogen giúp làm dày niêm mạc tử cung, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi hàm lượng hormone estrogen tăng thì hàm lượng hormone LH cũng tăng theo, kích thích buồng trứng giải phóng trứng chín, trứng sau khi rụng ở xuất hiện ở cổ tử cung.

Nếu khi trứng rụng, người phụ nữ có quan hệ tình dục không bảo vệ, người nam xuất tinh vào âm đạo của người nữ thì khả năng trứng sẽ gặp tinh trùng và xuất hiện sự thụ tinh, dẫn tới mang thai.

Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung teo dần, bong ra khiến cho nồng độ hormone estrogen và hormone LH giảm dần. Các mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc cũng dừng lại. Cổ tử cung lại tiếp tục co bóp vào đào thải ra ngoài các mạch máu bị đứt này cùng với trứng rụng và lớp nội mạc bong tróc. Tất cả chất này chính là thành phần của máu kinh nguyệt mà hàng tháng chị em vẫn thấy xuất hiện.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - việc phụ nữ nào cũng phải biết - 2

Kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ. (Ảnh minh họa)

Các cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt, tính ngày rụng trứng.

* Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu thấy máu kinh của tháng này đến ngày ra máu kinh đầu tiên của tháng sau.Thông thường với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày người ta sẽ chia làm 3 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: Tính từ ngày thứ 1 khi đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em quan hệ tình dục trong thời điểm này vẫn có khả năng mang thai mặc dù thấp, nên người ta gọi là giai đoạn an toàn tương đối.

+ Giai đoạn 2: Tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18, đây là những ngày trứng rụng vì vậy nếu có quan hệ tình dục rất dễ có thai.

+ Giai đoạn 3 : Tính từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh, đây là thời điểm có kinh nguyệt, nếu quan hệ sẽ không mang thai vì trứng đã rụng nên gọi là giai đoạn an toàn tuyệt đối.

Biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt các cặp vợ chồng có thể áp dụng để tránh thai tự nhiên hoặc chủ động mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó cũng chỉ phù hợp với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và xác suất sai lệch ngày rụng trứng cũng khá cao.

* Cách tính ngày rụng trứng

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường diễn ra khoảng 28 ngày nhưng mỗi người phụ nữ lại có một chu kỳ khác nhau. Do vậy, chị em cần tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân diễn ra như thế nào thì sẽ canh được đúng ngày trứng rụng.

Thông thường, ngày rụng trứng rơi vào khoảng 3 đến 4 ngày trước hoặc sau ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

Biểu hiện khi chị em đang trong ngày rụng trứng thường là:

- Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn trắng.

- Nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng tăng cao hơn bình thường.

Đây là cách tính ngày rụng trứng đơn giản, nhanh chóng nhưng hiệu quả chính xác không cao. Ngoài phương pháp này, chị em có thể sử dụng que thử rụng trứng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - việc phụ nữ nào cũng phải biết - 3

Trong ngày đèn đỏ, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh viêm nhiễm phụ khoa. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra chị em cũng cần lưu ý:

- Sau khi trứng rụng, trứng chỉ sống được 12-24 giờ. Nếu không gặp được tinh trùng để thụ tinh thì trứng sẽ chết. Do đó, khi tính ngày rụng trứng thì trừ đi 2 ngày để chắc chắn nếu quan hệ sẽ không có khả năng thụ thai.

- Tinh trùng sống lâu hơn trứng, nó có thể sống trong âm đạo của người nữ 48-72 giờ. Nếu quan hệ quá ngày trứng rụng 36 giờ thì sẽ không có khả năng thụ thai.

- Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thì cần lấy chu kỳ kinh ngắn nhất trừ đi 20 và dài nhất trừ đi 10 sẽ xác định được khoảng thời gian không an toàn (mặc dù phương pháp này tính chính xác không cao).

>> XEM TIẾP: 9 năm không một lần có kinh nguyệt, cô gái trẻ bất ngờ thụ thai ngay lần đầu rụng trứng trở lại

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Phương Thanh (Dịch từ Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Rụng trứng