Thử thai 2 vạch xong không đi khám, mẹ bầu đau bụng nhập viện, bác sĩ vội cấp cứu

Ngọc Linh - Ngày 21/05/2022 09:30 AM (GMT+7)

Vì đã mang bầu lần hai nên bà mẹ này chủ quan, muốn chờ thai tròn 12 tuần rồi đi siêu âm luôn.

Khám thai định kỳ là hình thức kiểm tra nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện để kịp thời xử lý bất thường ở thai nhi hoặc thai phụ. Qua những lần như vậy mẹ bầu biết được thực trạng phát triển của con mình, cách dưỡng thai cũng như cách chăm sóc sức khỏe của mẹ để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn có những mẹ bầu chủ quan và bỏ qua những mốc khám thai quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Trường hợp của bà mẹ dưới đây là một ví dụ. 

Chị Hoàng (29 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) có con đầu lòng đã 3 tuổi. Đầu tháng 4 vừa qua, chị bị chậm kinh nguyệt kèm theo cơ thể mệt mỏi nên nghi ngờ mình tiếp tục mang thai. Vậy là chị Hoàng mua que thử thai về kiểm tra. Kết quả 3 lần thử đều cho thấy hai vạch rõ ràng, chứng tỏ chị đã mang bầu.

Chị Hoàng thử thai lên hai vạch nhưng chủ quan không đi bệnh viện kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng thử thai lên hai vạch nhưng chủ quan không đi bệnh viện kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên vì lần mang bầu đầu tiên rất suôn sẻ, mọi thứ đều ổn định nên đến lần mang thai này chị đã chủ quan không đi khám thai hay siêu âm luôn. Chị Hoàng nhẩm tính theo chu kỳ kinh và dự định đến khi nào thai được 12 tuần mới đi siêu âm lần đầu kết hợp đo độ mờ da gáy luôn. 

Không ngờ rằng chưa kịp đợi đến 12 tuần thì 2 tuần sau, chị Hoàng bỗng bị đau bụng dữ dội, kèm theo ra máu. Gia đình nhanh chóng đưa chị đến bệnh viện. Khi tới bệnh viện, chị Hoàng đã mê man, không có phản ứng, huyết áp tụt sâu, nhịp tim 120 nhịp/phút. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhanh chóng đẩy chị Hoàng vào phòng cấp cứu.

Chị Hoàng vô cùng hối hận vì sự chủ quan của mình. (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng vô cùng hối hận vì sự chủ quan của mình. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cho biết chị mang thai ngoài tử cung và khối thai đã vỡ, dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng. Ekip đã nỗ lực phẫu thuật trong vòng 3 tiếng, truyền gần 3 lít máu mới cứu sống được chị Hoàng. Tuy nhiên, vì thai "đậu" ở vị trí vòi trứng trái rồi vỡ nên bộ phận này tổn thương nghiêm trọng và phải cắt bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc chị có thể gặp khó khăn nếu muốn mang bầu tự nhiên trong lần sau. Khi nghe tin này, bà mẹ này chỉ biết bật khóc vì hối hận do sự chủ quan của bản thân. 

Qua trường hợp của chị Hoàng, bác sĩ cảnh báo phụ nữ phát hiện mang thai nên đi kiểm tra sớm để xác định vị trí thai cũng như tuổi thai và từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt nhất. 

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Đối với các mẹ bầu, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi từ những ngày đầu thai kỳ đến lúc sinh là việc làm rất quan trọng. 8 mốc khám thai cần thiết dưới đây mẹ bầu phải thực hiện đầy đủ, không được bỏ qua. 

- Lần thứ nhất (6-8 tuần): Xác định lại thai kỳ, kiểm tra tim thai. 

- Lần thứ hai (11-14 tuần): Đo độ mờ da dáy, sàng lọc dị tật. 

- Lần thứ ba (16 tuần): Theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

- Lần thứ tư (22-23 tuần): Tầm soát các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật ở các cơ quan nội tạng. 

- Lần thứ năm (26 tuần): Tiêm mũi uốn ván. Phát hiện bất thường ở mẹ và con. 

- Lần thứ sáu (31-32 tuần): Phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung.

- Lần thứ bảy (36 tuần): Đo tim thai và chuyển động thai, lên kế hoạch sinh con. 

- Lần thứ tám (sau 36 tuần): Bác sĩ sẽ chỉ định khám 1 tuần - 2 tuần/lần để theo dõi dấu hiệu sinh. 

Nghe lời mẹ chồng, bà bầu giữ con 43 tuần, lúc mổ lấy thai y tá nôn thốc nôn tháo
Vì không thấy dấu hiệu chuyển dạ nên mẹ bầu này cứ ở nhà dưỡng thai theo lời mẹ chồng khuyên.

Tin tức mẹ bầu

Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu