Vào tiệc mừng tháng của cháu, mẹ chồng tôi đến tham dự, bà ấy mặc một bộ quần áo cũ và mang theo món quà được gói cẩn thận trong chiếc hộp.
Mẹ chồng tôi là người nông thôn nên có thói quen sống rất tiết kiệm. Bà có những nguyên tắc “bất di bất dịch” như không vứt cơm thừa, mua đèn nhà cũng chỉ mua loại có công suất nhỏ. Khi đi mua rau cũng thường mặc cả dù chỉ bớt được vài đồng bạc lẻ, từ ngày về làm dâu, tôi chưa bao giờ thấy mẹ chồng mua quần áo mới.
Cũng có thể tôi là người sống khá sởi lởi nên không chấp thích tính cách tiết kiệm của mẹ chồng. Trước khi kết hôn, tôi và chồng đã vay tiền để mua căn nhà mới ở thành phố. Còn mẹ chồng vẫn ở dưới quê trồng rau nuôi cá, khi ở nhà hết việc thì đi làm thuê cho người khác. Thỉnh thoảng cuối tuần có người quen ở dưới quê lên thành phố, mẹ chồng cũng nhặt nhạnh vài bó rau gửi lên cho chúng tôi. Đến khi có bầu tôi bị ốm nghén nặng, chồng tôi có ý muốn nhờ mẹ chồng lên chăm sóc, tuy nhiên mẹ chồng đã thẳng thắn từ chối vì lý do bà ấy bận đi làm nên tôi nhờ mẹ ruột của mình đến chăm sóc.
Thời điểm đó tôi rất giận vì cho rằng mẹ chồng sống không có tình cảm và không quan tâm đến cả đứa cháu mang dòng máu của con trai mình. Cho đến ngày con chào đời, mẹ chồng tôi mới mang ít trứng gà nhà đến. Sau khi ra viện, bà ấy lại nói rằng có việc gấp ở nhà phải về mà không bận tâm đến khoảng thời gian tôi ở cữ. Nhìn mẹ tôi phải thức ngày thức đêm chăm cháu mà tôi xót hết cả ruột, cứ nghĩ đến chuyện mẹ chồng là tôi lại ứa nước mắt.
Tôi phải nhờ mẹ ruột đến chăm sóc trong thời gian ở cữ. (Ảnh minh họa)
Vào ngày tiệc mừng tháng của con trai, mẹ chồng tôi đến tham dự, bà ấy mặc một bộ quần áo cũ. Thấy vậy tôi đã hỏi mẹ chồng tại sao không mặc bộ quần áo mà tôi đã chuẩn bị trước đó, người khác nhìn mẹ chồng không được tươm tất như vậy có thể nghĩ tôi đối xử không tốt với cô ấy thì phải làm sao.
Tuy nhiên đáp lại ánh mắc dò hỏi của tôi là câu trả lời của mẹ chồng khiến tôi bị sững lại:
- "Mẹ không muốn mặc một bộ quần áo đẹp như thế, mẹ quen với kiểu ăn mặc ở quê rồi".
Sau đó, mẹ chồng đưa tôi quà mừng đầy tháng cháu trai là một sợi dây chuyền vàng. Chưa dừng lại ở đó, bà ấy tiếp tục lấy ra món quà được gói cẩn thận trong chiếc hộp, bên trong là một cuốn sổ tiết kiệm và nói:
- “Con dâu, đây là số tiền 50 triệu đồng mà mẹ kiếm được từ việc trồng rau và bán cá trong mấy năm nay. Mẹ hiểu áp lực của các con khi mua trả góp căn nhà này, giờ lại sinh thêm đứa con thì gánh nặng gấp đôi. Mẹ muốn được chia sẻ phần nào đó cho các con”.
Tôi đã hiểu lầm mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Khi mẹ chồng nói đến đây, sống mũi tôi bỗng nhiên cay cay, nước mắt chỉ đợi chớp nhẹ sẽ chảy thành dòng. Tôi luôn oán trách mẹ chồng vì trong thời gian tôi mang thai và sinh con, bà ấy không quan tâm, không hỏi han, nhưng đằng sau lý do đó là vì bà ấy dành thời gian đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ chúng tôi. Mẹ chồng, dù không nói ra, nhưng luôn luôn suy nghĩ cho chúng tôi. Nhìn vào cuốn sổ tiết kiệm này, tôi đã ôm mẹ chồng và không cầm được nước mắt.
Mẹ chồng chăm con dâu ở cữ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Việc mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ là một quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có thể thay đổi tùy theo văn hóa, giá trị gia đình và mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trước đó. Dưới đây là một số vấn đề cần xem xét:
Truyền thống gia đình: Một số gia đình có truyền thống mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ và coi đó là một phần quan trọng của vai trò gia đình. Trong trường hợp này, mẹ chồng có thể chăm sóc và hỗ trợ con dâu trong giai đoạn này.
Sự đồng ý và mong muốn của hai bên: Quan trọng nhất là sự đồng ý và ước muốn của cả mẹ chồng và con dâu. Nếu cả hai bên đều đồng ý và cảm thấy thoải mái với việc mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ, thì điều đó có thể là một giải pháp hợp lý.
Mối quan hệ gia đình: Mối quan hệ gia đình và sự tương tác giữa mẹ chồng và con dâu cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định này. Nếu có một mối quan hệ tốt và sự hỗ trợ đồng thuận, việc mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Sau cùng, việc mẹ chồng chăm sóc con dâu ở cữ là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Quan trọng nhất là cả hai bên đều đồng ý và cảm thấy thoải mái với quyết định này.