Tình cờ xét nghiệm ADN, vợ chồng chị dâu tá hỏa phát hiện bí mật 7 năm trước khi con chưa chào đời

Thảo Nguyên - Ngày 28/05/2023 11:30 AM (GMT+7)

Cầm kết quả ADN trong tay mà vợ chồng chị dâu sốc lên sốc xuống khi bí mật bao năm bị bại lộ.

Anh chồng và chị dâu tôi, yêu nhau từ những ngày học đại học ở bên Mỹ. Vì thế sau khi ra trường, có công việc ổn định ở bên đó thì anh chị tổ chức đám cưới.

Sau kết hôn hơn năm, anh chị đã có với nhau một cô con gái nhỏ xinh xắn, hết sức đáng yêu. Để tập trung nuôi con và phát triển kinh tế, chị dâu bảo đã kế hoạch 4 năm. Khi có điều kiện thì chị “thả” để sinh con.

Gia đình chị dâu luôn hạnh phúc bao năm nay. (Ảnh minh họa)

Gia đình chị dâu luôn hạnh phúc bao năm nay. (Ảnh minh họa)

Nhưng thả suốt 2 năm mà không thể có thai tự nhiên nên vợ chồng chị dâu đưa nhau đi khám. Bác sĩ kết luận chị bị vô sinh thứ phát, lại có chút vấn đề với buồng trứng nên khó có thể thụ thai tự nhiên. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, anh chị dâu tôi đã quyết định thụ tinh trong ống nghiệm.

May mắn ngay lần chuyển phôi đầu tiên, vợ chồng anh chị đã có tin vui. 9 tháng sau, họ hạnh phúc đón con trai nhỏ chào đời. Khi anh chị cho các cháu về Việt Nam chơi, dù các chị em trong nhà và cả các cô bác trong họ nói, con trai của anh chị không có nét giống bố, giống mẹ hay giống chị gái của nó nhưng anh chị vẫn không để vào tai những lời này.

Chị dâu và anh chồng đều bảo, không bao giờ nghi ngờ con trai không phải đứa con dứt ruột mình sinh ra. Chị dâu còn nghĩ, người trong cùng 1 nhà không nhất thiết phải giống nhau về hình dáng bên ngoài bởi điều đó không quá lạ lẫm, nhiều gia đình con cái sinh ra cũng không có nét giống bố mẹ.

Anh chị vẫn cứ yêu thương và cùng chăm chút cho 2 con rất nhiều. Tổ ấm của gia đình luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười.

Đến một ngày, thấy chị dâu gọi điện khóc lóc um lên. Chị bảo một ngày đẹp trời, vợ chồng chị quyết định xét nghiệm ADN cho 2 con của mình. Lúc đầu, họ chỉ làm xét nghiệm cho vui, để 1 lần cả gia đình khám phá thêm về huyết thống, dòng giống nhà mình. Với lại để hè này cho các cháu về Việt Nam, khỏi mất công mọi người xì xào nữa.

Nhưng khi cầm kết quả ADN trên tay, cả 2 vợ chồng chị đều giật mình không thể tin nổi.

Theo kết quả ADN trên thì anh trai chồng là bố đẻ của con gái lớn nhưng lại không có máu mủ với con trai nhỏ. Choáng váng với kết quả trên, ngay lập tức vợ chồng chị đã lần lại nguyên nhân và chạy đến phòng khám mà 7 năm trước họ thực hiện làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) để sinh con trai chào đời.

Cũng tại đây, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. Sau một thời gian tìm hiểu kỹ càng thì chị dâu được biết chồng chị không phải là bố đẻ của con trai. Ngược lại cha thực sự của con trai chị là một người đàn ông khác đang sống tại bang khác ở Mỹ -  người cùng đến phòng khám làm IVF với anh chị ngày hôm đó.

Cũng tại đây, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. (Ảnh minh họa)

Cũng tại đây, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. (Ảnh minh họa)

Chị dâu tôi bảo, có sự nhầm lẫn chết người này là do bác sĩ đã bất cẩn lớn. Vị bác sĩ đã đưa tinh trùng của người đàn ông đang sống tại bang khác kia cấy vào cho cả hai người phụ nữ là chị dâu và vợ anh ta. Từ đó mới tạo nên tình huống và bí mật dở khóc dở cười trên.

Tôi chia sẻ câu chuyện của chị dâu mình lên đây để cảnh báo các cặp vợ chồng đang thụ tinh ống nghiệm nên phải lưu ý để giám sát tất cả các quá trình IVF để chắc chắn không có bất cứ sự nhầm lần ở khâu nào, để con sinh ra đúng là con mình.

Thụ tinh trong ống nghiệm có nhầm lẫn con được không?

IVF là kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn, trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Đây là phương pháp được áp dụng cho những cặp vợ chồng hay những phụ nữ độ tuổi sinh sản, vì lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên được.

Để làm IVF, bác sĩ sẽ lấy trứng của phụ nữ qua đường âm đạo và thụ tinh với tinh trùng. Sau khi trứng được thụ tinh thành phôi, phôi sẽ được chuyển vào tử cung của phụ nữ để mang thai.

Hiện nhiều bệnh viện tại Việt Nam đã triển khai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này, tỷ lệ thành công trung bình khoảng gần 50%.

Mặc dù ở các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản, việc kiểm soát các mẫu tinh trùng của từng người được diễn ra nghiêm ngặt, được đánh số cẩn thận và bảo quản riêng để hạn chế tình trạng nhầm lẫn. Tuy nhiên, không có sự đảm bảo chắc chắn 100%, tỉ lệ nhầm lẫn vẫn có thể diễn ra, con sinh ra vẫn có thể không phải là con mình, mặc dù trường hợp tuy hiếm xảy ra.

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp “bơm nhầm” tinh trùng của một người vào tử cung của một người phụ nữ khác không phải vợ của người đó. Do đó, những vợ chồng IVF nên giám sát quy trình này từ A-Z nhằm đảm bảo quy trình bảo quản tinh trùng cũng như bơm tinh trùng vào tử cung được diễn ra một cách đúng quy chuẩn, không có sai sót và không gây ra những sự cố đáng tiếc.

Lỡ miệng nói con không phải của chồng, anh đùng đùng đi xét nghiệm ADN, kết quả khiến cả hai điếng người
Trong lúc cãi vã, tôi giận quá nên bảo chồng: “Thằng Nấm không phải con anh đâu”. Không ngờ, chồng tôi lấy tóc con đi xét nghiệm ADN ngay lập tức.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu