Từ đi chợ mua thực phẩm, đến nấu cơm, giặt quần áo, làm hết mọi việc vặt. Nếu tôi không làm bố sẽ đánh đòn. Thậm chí, mẹ kế cũng vào hùa, bắt tôi làm việc không ngơi nghỉ sau mỗi lúc đi học về.
Khi tôi mới chào đời 2 tháng, mẹ đã mất vì bạo bệnh. Kể từ đó, một mình bố nuôi tôi khôn lớn rất vất vả. Nghe mọi người kể lại, tôi hay ốm yếu nên phải nhập viện như cơm bữa khiến bố kiếm được bao nhiêu đổ dồn hết vào nuôi con nhỏ. Cũng may bố làm nghề xây dựng tự do, công việc linh động và thu nhập tốt nên có thể nghỉ vài ngày mà chăm tôi.
Từ nhỏ đến khi tôi học lớp 9 đều được bố nhất mực cưng chiều. Mang tiếng mồ côi mẹ nhưng chưa bao giờ tôi phải nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt quần áo. Mọi việc đều do bố đi làm về là làm hết. Ông bảo tôi chỉ việc học thật giỏi, ngoan ngoãn là được. Sau buổi học, tôi đi chơi với đám bạn đến tận tối mịt về thì đã có cơm ăn.
Khi tôi mới chào đời 2 tháng, mẹ đã mất vì bạo bệnh. (Ảnh minh họa)
Cuộc sống cứ thế bình yên trôi qua cho đến khi tôi học lớp 11 thì bố bảo sẽ lấy vợ 2. Ông nói là làm mà chẳng cần hỏi ý kiến của con gái. Từ ngày có vợ mới, bố và mẹ kế hợp lực “dạy bảo”, uốn nắn tôi từng ly từng tí.
Tôi không được ông chiều chuộng như trước mà bắt làm mọi việc trong nhà. Từ đi chợ mua thực phẩm, đến nấu cơm, giặt quần áo, làm hết mọi việc vặt. Nếu tôi không làm bố sẽ đánh đòn. Thậm chí, mẹ kế cũng vào hùa, bắt tôi làm việc không ngơi nghỉ sau mỗi lúc đi học về.
Nhiều lần vừa làm việc nhà chẳng được đi chơi cùng các bạn, tôi hận bố và mẹ kế lắm. Những lúc ấy bố tôi lại bảo: “Bố làm tất cả điều này chỉ muốn tốt cho con, mong con có thể tự lập trong cuộc sống. Bởi sau này con sẽ trưởng thành và bố sẽ phải xa con một ngày nào đó”. Nhưng nghe bố nói vậy, tôi còn nghĩ ông ngụy biện và bịt tai không muốn nghe.
Ngày tôi đỗ đại học, bố đưa lên thành phố nhập trường rồi thuê nhà cho ở trọ. Xong xuôi ông đóng cho tôi cả năm học phí, 1 năm tiền nhà trọ nhưng chỉ cho 5 tháng tiền ăn và chi tiêu. Sau đó, ông ráo hoảnh bảo từ giờ trở đi, tôi phải tự vừa làm vừa học để trả học phí, trang trải cuộc sống trên này.
Ông không thể chu cấp được cho tôi nữa, tự tôi lo cho cuộc sống của mình. Nếu không kiếm được tiền lo cuộc sống của mình thì cứ việc nghỉ học. Tôi cũng không cần gọi điện thoại hay về thăm vì ông sẽ không chào đón hay muốn nghe tôi than thở.
Nghĩ ông nghe lời mẹ kế mà trở nên tàn nhẫn và lạnh lùng với con gái nên tôi quyết định vừa học vừa làm để kiếm tiền nuôi bản thân, không thèm nhờ cậy 1 đồng nào từ bố nữa. Quá thất vọng về ông, tôi cũng không gọi điện, không 1 lần về thăm nhà, không cần quan tâm xem ông sống ra sao. Suốt 10 năm nay, sau khi ra trường tôi có việc làm ổn định cho thu nhập hơn 30 triệu/tháng. Tôi cũng tự mua được căn hộ chung cư ở thành phố.
Hơn năm nay, tôi có bạn trai. Nhiều lần bạn trai hỏi về gia đình nhưng tôi không muốn nhắc tới ông cũng như không muốn đưa về nhà ra mắt. Tận đến khi bị nhỡ có bầu ngoài muốn nên phải lên kế hoạch kết hôn, tôi mới chịu đưa anh về ra mắt bố và mẹ kế cho phải phép. Phần vì tôi cũng muốn về gặp người bố tàn nhẫn 1 lần để chứng minh cho ông biết không có ông chu cấp tôi vẫn sống tốt giữa cuộc đời này.
Nhưng khi cùng bạn trai về đến nhà, tôi ngớ người khi căn nhà cũ rộng lớn đã bị bố bán hết. Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được đến nhà của họ ở sâu trong ngõ nhỏ. Tìm được đến nhà thì chỉ còn mẹ kế còn bố tôi đã mất 2 năm trước vì bệnh ung thư.
Lúc này mẹ kế mới kể chục năm trước biết tin mình bị ung thư, bố đã bắt bà cùng lập kế hoạch để tôi phải tự lập trong mọi việc. Đó là lý do họ bắt tôi làm nhiều việc như thế vì biết sẽ có ngày phải rời xa con gái. Sau khi đưa tôi lên thành phố học, bố đã bán hết nhà cửa lấy tiền chữa bệnh nhưng không muốn tôi phải bận tâm về điều này vì sợ tôi biết sẽ nghỉ học đi làm. Ông giấu và nói những lời vô tâm là vì không muốn tôi về lại căn nhà cũ mà biết mọi chuyện quá sớm.
Ngay cả khi bố gần mất, mẹ kế muốn gọi cho tôi về nhưng ông bảo không cần. Bởi thi thoảng ông vẫn lên đó đứng bên ngoài quan sát. Biết tôi học tập và làm việc bình thường nên ông thấy tôi vẫn sống rất tốt. Thậm chí tôi có bạn trai ông cũng biết về người con rể tương lai nên rất yên tâm.
Về nhà nghe mẹ kế nói về bố mà tôi ân hận. (Ảnh minh họa)
Càng nghe mẹ kế nói về bố mà tôi càng ân hận vì 10 năm qua đã hận ông tới không thèm về thăm nhà. Chẳng ngờ tất cả bố chỉ muốn tốt cho tôi. Còn tôi đã làm gì thế này, tôi ân hận quá, càng ân hận hơn khi không về nhà sớm hơn để khoe có tin vui.
Mấy ngày nay, có lẽ quá buồn và day dứt với chính bản thân mà tôi cứ hay nằm mơ linh tinh, có lúc mơ gặp ác mộng. Đây là điều mà trước đó tôi không bao giờ gặp phải. Chồng sắp cưới và mẹ kế cứ bắt phải đi khám nhưng tôi chưa chịu đi. Tôi nghĩ có thể do khi mang thai bị thay đổi nội tiết tố hoặc đang bị xáo trộn tâm lý nên mới vậy. Tôi phải làm sao để không còn gặp ác mộng nữa đây?
Làm sao để bà bầu không còn gặp ác mộng?
1. Tìm nguyên nhân
Nếu tìm được nguyên nhân khiến bạn hay gặp ác mộng, bạn sẽ có giải pháp khắc phục. Bạn cần hiểu tại sao bạn lại có những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Nếu thấy lo lắng về sức khỏe của bạn và bé, hãy đi khám và hỏi bác sĩ.
2. Chú ý chăm sóc sức khỏe
Bị bệnh trong thời gian mang thai có thể khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Do đó, bạn cần hiểu rõ cách để giúp bản thân tránh mắc phải một số bệnh thường gặp trong thai kỳ. Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan và luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, một lối sống khỏe mạnh còn giúp bạn nhanh chìm vào giấc ngủ, do đó sẽ ít mơ thấy ác mộng hơn.
3. Suy nghĩ tích cực để tránh gặp ác mộng
Suy nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến những giấc mơ mà bạn mơ thấy mỗi đêm. Nếu bạn suy nghĩ tích cực, những cảm xúc tiêu cực sẽ biến mất và bạn sẽ ít khi gặp ác mộng vào ban đêm.
4. Ngủ đủ giấc giúp bà bầu không còn gặp ác mộng
Phụ nữ mang thai cần ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nếu ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tránh được căng thẳng, mệt mỏi, từ đó bạn sẽ không còn những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
5. Đừng ăn khuya
Bạn có thể có cảm giác thèm ăn khi thức giấc giữa đêm nhưng đừng “nuông chiều” cảm giác của bản thân. Nếu bạn thích, bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu ăn khuya, thức ăn sẽ không tiêu hóa được, dễ dẫn đến ợ nóng, buồn nôn hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác. Những vấn đề này có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ.
6. Suy nghĩ một cách thực tế
Hãy nhớ rằng giấc mơ chỉ là giấc mơ, chúng chưa chắc đã đúng, vậy bạn cần gì phải lo lắng? Đừng căng thẳng khi nghĩ về nó. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mơ cùng một giấc mơ, hãy đến gặp bác sĩ và xin ý kiến.
7. Thiền
Thiền là một trong những cách hiệu quả nhất giúp tâm trí được thư giãn. Vì vậy, hãy dành ra một vài phút trong ngày để ngồi thiền. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn rất nhiều.
8. Thư giãn và nghỉ ngơi để hạn chế gặp ác mộng
Tập thể dục, yoga cho bà bầu, thiền, nghe nhạc, đọc sách hay làm những gì bạn thích là cách để thư giãn tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian với bạn bè hoặc người thân trong gia đình để thư giãn sau một ngày bận rộn. Nói chuyện với những người thân yêu cũng là một trong những phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái.
Giấc mơ dù tốt hay xấu thì nó cũng không có thực, do đó bạn không cần phải đặt quá nhiều sự chú ý vào nó. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng khi mang thai, vậy hãy đi khám để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.