Xót xa những người phụ nữ sợ đến run rẩy hai chữ "Tết về..."

Ngày 13/02/2018 05:36 AM (GMT+7)

Những câu hỏi "Bao giờ có con?", "Đã có tin vui chưa?" của mọi người trong ngày đoàn tụ như cứa thêm những vết dao sắc lẹm vào trái tim vốn đã tổn thương của người phụ nữ hiếm muộn.

Khi những cánh én thực hiện những cuộc hành trình trở về từ phương Nam, khi những cánh mai bắt đầu vàng tươi, những bông hoa đào trở nên đỏ thắm cũng là lúc Tết đến, một mùa xuân mới đã về. Tết là để sum họp, đoàn viên, tết của tình thân ấm áp. Vì cớ đó nên người ta mới có câu nói cửa miệng "Vui như Tết!".

Vậy nhưng có lẽ không phải Tết của ai cũng vui. Có những người phụ nữ khi thấy đường phố nhà nhà trang hoàng rực rỡ, người người rục rịch chuẩn bị về nhà đón Tết là lòng lại xót xa vừa buồn vừa... sợ. Đó chính là những chị em kém may mắn mang trên mình cái "án" hiếm muộn. 

Gần đây, trên các hội nhóm dành cho các mẹ đang mong con, bài thơ "Tết đến rồi" đang thu hút được lượng lớn người quan tâm và chia sẻ. 

Xót xa những người phụ nữ sợ đến run rẩy hai chữ amp;#34;Tết về...amp;#34; - 1

Bài thơ trên chính là nỗi lòng chung của bao người phụ nữ vì vẫn chưa đón được con yêu mà sinh ra sợ tết. Họ sợ cái không khí đoàn viên, thèm cái nụ cười giòn tàn ngày Tết của con trẻ nhà khác rồi chạnh lòng vì những lời hỏi thăm của bạn bè, làng xóm. 

Về nhà không được, đi chơi cũng chẳng xong 

Gặp chị Huyền Thanh, người phụ nữ 32 tuổi vẫn đang miệt mài trên hành trình tìm con, trong một quán cà phê ngày cuối đông Hà Nội. Nhìn nhân viên quán rộn ràng chuẩn bị dán những bông đào, bông mai giả lên kính để trang trí đón Tết, chị thở dài: "Lại sắp Tết rồi em nhỉ? Những người như chị thì sợ Tết lắm". 

Chị Thanh kết hôn từ ngày tuổi tròn đôi mươi, vậy nhưng hạnh phúc của chị lại không được trọn vẹn như con số đó. Sau khi kết hôn hơn 1 năm mà không có con, chị Thanh cùng chồng đi khám thì được biết chị bị buồng trứng đa nang, chồng thì tinh trùng dị dạng. Vậy là suốt 11 năm qua, hai vợ chồng dắt díu nhau đi hết bệnh viện này đến phòng khám khác nhưng hy vọng cứ le lói là lại bị dập tắt. 

Xót xa những người phụ nữ sợ đến run rẩy hai chữ amp;#34;Tết về...amp;#34; - 2

"Nhìn người người, nhà nhà đi sắm Tết mà lòng mình nặng trĩu". (ảnh minh họa)

"Tháng 9 vừa rồi chị vừa làm IVF. Chuyển phôi xong 10 ngày thì đau bụng dữ dội, beta tăng chậm không vượt qua nổi mức 15. Bác sĩ kết luận thai sinh hóa và cho dừng thuốc. Vậy là lại hết hy vọng", chị Thanh tâm sự

Dời đi ánh mắt vừa nhìn chằm chằm vào bốn chữ "Chúc mừng năm mới" trên cửa kính, chị Thanh nghẹn ngào: "Hai vợ chồng chị đều đi làm xa, cả năm chỉ mong về Tết được về nhà thăm bố mẹ, họ hàng nhưng thật lòng là vừa mong vừa sợ. Bạn bè, người thân lâu ngày không gặp, mình hỏi người ta gia đình thế nào, công việc ra sao nhưng câu đầu tiên người ta hỏi mình lúc nào cũng là "Đã có gì chưa?". Tủi lắm! 

Có năm hai vợ chồng quyết định không về nhà Tết mà cùng đi du lịch cho khuây khỏa. Vậy nhưng nào có vui được đâu. Đi chơi nhìn nhà người ta con lớn, con bé, bận nhưng mà vui. Nhìn lại mình lại càng thêm buồn. 

Tết này cũng chẳng biết sẽ thế nào. Có khi chị sẽ lại về nhà, đối mặt với những câu hỏi quan tâm của mọi người bằng nụ cưới gượng gạo. Cố cho qua 3 ngày Tết rồi vợ chồng lại tiếp tục cố gắng". 

Tết nào cũng chỉ trốn trong phòng, chẳng dám gặp ai, sợ như người mang tội

Cũng giống như chị Huyền Thanh, nghe đến từ Tết là lòng chị Minh Thảo (Bắc Ninh) lại nặng trĩu. 

Xót xa những người phụ nữ sợ đến run rẩy hai chữ amp;#34;Tết về...amp;#34; - 3

"Đâu phải với ai Tết cũng đáng để chúc mừng".

"Tết này là cái tết thứ 8 ở nhà chồng rồi mà vẫn chưa đón được con. Mình buồn lắm. Ước gì 5 năm, 10 năm mới tết một lần", chị Thảo tâm sự. 

Lấy chồng khi bước sang tuổi 24, sự nghiệp ổn định, chị Thảo chỉ mong muốn sớm có "mụn" con để gia đình trọn vẹn. Vậy nhưng cứ mùa xuân này qua rồi mùa xuân khác lại đến, 8 năm rồi anh chị vẫn chưa thể thực hiện thiên chức làm bố, làm mẹ. 

"Khám hết tây y rồi sang đông y, ai mách ở đâu có bác sĩ này, thầy thuốc nọ mát tay là hai vợ chồng lại gom góp đến với hy vọng có được đứa con mà trời chẳng thương", chị Thảo nghẹn ngào.

Cũng vì vậy mà chị chẳng mừng, chẳng vui như người ta mỗi khi Tết về. Nhìn những bà mẹ tất bật mua sắm quần áo cho con, chị lại chạnh lòng. Thậm chí nghe người ta than vãn chuyện ngày Tết con được nghỉ học sớm, ở nhà chẳng ai trông chị cũng thấy thèm khát. Thèm được bận rộn con cái, thèm cảm giác cơ thể vương toàn mùi bỉm sữa. 

Xót xa những người phụ nữ sợ đến run rẩy hai chữ amp;#34;Tết về...amp;#34; - 4

"Ngày Tết với người hiếm muộn như là ngày bị đọc bản án luận tội".

"Nhiều khi mình thấy người hiếm muộn như là mang tội còn ngày Tết là ngày bị mang ra xét xử. Người hỏi, người dặn, người khuyên, người mách suốt mấy ngày Tết, mình thật sự nghe đến phát sợ. 

Biết là mọi người có ý tốt, quan tâm đến mình thôi nhưng ai cứ hỏi đến là lại thấy tủi. Mấy năm nay thực sự mình cứ hết việc là trốn lên phòng nằm một mình, dặn bố mẹ ai hỏi thì nói mình vắng nhà. Một cái Tết trôi qua là cuộc hành trình tìm con của mình lại dài thêm. Chỉ mong sớm được trời thương để năm sau không phải trốn Tết nữa".

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Câu chuyện hiếm muộn: Nỗi đau của mẹ Nha Trang đẻ con ra không dám nhìn mặt
Hơn 10 lần sảy thai, thai chết lưu, 3 vết mổ ở bụng, bị ung thư tuyến giáp, u xơ dạ con… vẫn chưa thể nói hết được những chông gai, khó khăn mà chị...
Minh An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn