Cảm giác tự cầm kéo cắt dây rốn cho con khó tả lắm, lâng lâng sung sướng!
Vợ chồng tôi quyết định chọn thành phố Los Angeles để chào đón đứa con thứ 2 chào đời bởi ở đó tôi có rất nhiều bạn thân và bạn bè tôi cũng khuyên tôi nên sang Mỹ đẻ để được một lần cảm nhận thấy sự sung sướng ở đất nước phát triển này. Tôi vì sự an toàn của con và cũng muốn “đu” theo xu hướng sang nước ngoài sinh con nên đã quyết định đi đẻ ở Mỹ khi mang thai đến tuần thứ 37.
Tôi đến thành phố Los Angeles – một thành phố thực sự quyến rũ với rất nhiều danh lam thắng cảnh và khí hậu cực tuyệt vời – trước ngày dự sinh hơn 2 tuần. Trong thời gian đó, chồng tôi vẫn phải đi làm ở Trung Quốc. Sang đây tôi được người thân, bạn bè nhiệt tình đón tiếp. Họ đưa tôi đi mua sắm, đi tiệc tùng và đi hát hò nhiều hôm tới tận tối khuya. Bạn tôi luôn miệng khuyên tôi: “Cố mà chơi đi không mấy hôm nữa con chào đời làm gì có thời gian mà đi chơi.” Những ngày ở đây, dù xa gia đình nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái. Chiều nào, tôi cũng ngồi trên ban công để mặc gió thổi và cảm nhận sự khác biệt giữa hơi đất Mỹ và Trung Quốc… Buổi tối, tôi ngồi ngắm trăng sao và nướng thịt ăn cùng bạn bè. Dù đang rất mong chờ ngày con chào đời nhưng tôi không hề cảm thấy lo lắng và không cảm thấy thời gian trôi quá lâu.
Tôi rất ấn tượng với thành phố Los Angeles khi vừa bước chân tới đây.
Tôi được bạn bè thiết đãi nhiều món ngon
Dù đi đẻ nhưng tâm lý tôi rất thoải mái.
Có lẽ con trai tôi - Derrick - muốn chờ bố sang mới chào đời nên đến gần ngày dự sinh mà tôi vẫn không thấy dấu hiệu gì bất thường. Buổi sáng trước ngày dự sinh 5 ngày, chồng tôi cũng đã sắp xếp được công việc để sang Mỹ với mẹ con tôi. Ngay ngày hôm sau đó, tôi nhận thấy những cơn đau bất thường. Đoán là đau đẻ nên tôi đã gọi điện cho bác sĩ. Bác sĩ khuyên tôi cứ tạm thời ở nhà theo dõi thêm, khi nào cơn đau dầy hơn hãy nhập viện.
Khi những cơn đau đã mạnh mẽ hơn, tôi quyết định vào viện. Điều ấn tượng nhất với tôi khi vừa bước chân vào bệnh viện ở Mỹ là quang cảnh xung quanh bệnh viện như một khách sạn 5 sao. Tôi không phải mang theo bất cứ thứ gì khi đi đẻ thậm chí là cả băng vệ sinh cho mẹ hay quần áo cho con. Nói chung, tất cả mọi thứ liên quan đến ca sinh nở đều được bệnh viện chuẩn bị hết.
Khác với cảnh tượng đông đúc trong viện sản ở Trung Quốc, ở Mỹ, mỗi mẹ được nằm một giường và mỗi phòng chỉ có 1-2 giường. Nhân viên y tế thì cư xử với chúng tôi rất nhẹ nhàng. Y tá luôn nở nụ cười tươi với bệnh nhân. Như thế cũng khiến tôi dù đang đau đẻ nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Trong phòng nằm chờ sinh của tôi có các thiết bị theo dõi sản phụ, một ghế sofa, tivi, bàn uống cà phê… tôi cảm tưởng đây không phải là bệnh viện mà là khách sạn mới đúng.
Sau khi nhập viện được gần 1 giờ, những cơn đau đẻ của tôi dữ dội hơn nhiều. Vợ chồng tôi đã đề nghị sẽ sử dụng phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng. Bác sĩ đã đồng ý nhưng do lúc đó có một ca sinh mổ khác nên tôi phải chờ đợi. Khoảng 15 phút sau, bác sĩ gây tê mới đến. Vừa nhìn thấy chúng tôi, bác sĩ đã cúi đầu xin lỗi vì sự chậm trễ. Ngay sau đó, họ tiến hành gây tê và chỉ một vài phút sau những cơn đau của tôi giảm dần. Tôi lại vui vẻ nói cười, xem tivi, nghe nhạc và tám chuyện cùng y bác sĩ.
Có lẽ đây là lần sinh nở thứ 2 nên tôi sinh cũng dễ dàng hơn nhiều. Chỉ khoảng vài giờ sau khi gây tê, cổ tử cung của tôi đã mở 10 phân và tôi sinh con rất nhẹ nhàng.
Tôi được tự tay cắt dây rốn cho con.
Tôi thực sự vui mừng vì con chào đời an toàn.
Bé con được đo cân nặng, chiều dài
Không như nhiều mẹ sau sinh nở mệt nhoài, khi con vừa chào đời, tôi thở phào nhẹ nhõm. Điều khiến tôi nhớ mãi đó là giây phút bác sĩ đưa kéo cho tôi tự cắt dây rốn cho con. Tôi cũng run đấy nhưng cảm giác hạnh phúc lớn hơn nhiều dù đây đã là lần thứ 2 làm mẹ.
Sau 3 ngày nằm tại bệnh viện, mẹ con tôi được về. Khi đó, một y tá ở bệnh viện còn đến nhà chăm sóc mẹ con tôi suốt một tuần đầu. Y tá hướng dẫn tôi cách tắm, vệ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đúng là đẻ ở Mỹ khác hẳn ở Trung Quốc. Tôi cảm thấy rất hài lòng với chuyến “xuất ngoại đi đẻ” này.
Bệnh viện ở Mỹ như khách sạn 5 sao
Ca sinh nở của tôi diễn ra rất nhẹ nhàng
Sau sinh, tôi cảm giác thực sự tỉnh táo
Đồ ăn sau khi đẻ của tôi
3 ngày sau đẻ, mẹ con tôi được xuất viện.
Tham khảo những bài viết cùng chủ đề Sinh con ở nước ngoài dưới đây: Đẻ ở Đức: Y tá đến nhà chăm 3 tháng Sướng 'ngất ngây' khi sinh con ở Nhật |