Chanh dây là một loại trái cây “kì lạ" với vỏ màu tím và ruột vàng. Chúng được khẳng định là tốt cho sức khoẻ với một danh sách các chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cùng tìm hiểu về tác dụng của chanh dây trong bài viết dưới đây.
Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới được gọi là Passiflora, mọc ở vùng khí hậu ấm áp, bao gồm Nam Mỹ, Úc, Nam Phi và Ấn Độ. Loại quả này có cùi mềm, rất nhiều hạt bên trong lớp vỏ cứng.
Nhìn chung, chanh dây có hình cầu hoặc hình trứng, vỏ cứng, cùi mịn và sáp. Bên trong là một khoang chứa đầy nước màu cam và có tới 250 hạt nhỏ, cứng.
Có hai dạng chanh dây, phân biệt bằng màu tím và màu vàng. Quả chanh dây vàng có vỏ màu vàng dày và cứng, hạt màu nâu, phần ruột giàu axit và thơm vô cùng. Trong khi đó, quả màu tím nhỏ hơn nhiều, hạt đen và vị ngọt hơn.
Vậy tác dụng của chanh dây là gì? Dưới đây là 8 tác dụng tuyệt vời của chanh dây đối với sức khoẻ:
8 tác dụng của chanh dây
1. Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
Chanh dây là một loại trái cây có lợi với hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nó chứa hàm lượng vitamin A cao - chất dinh dưỡng quan trọng đối với da, thị lực và hệ miễn dịch; cùng với vitamin C, một chất chống oxy hóa quan trọng.
Loại trái cây này chứa các chất dinh dưỡng như sau tính bằng miligam (mg), đơn vị quốc tế (IU) hoặc gram (g):
- 229 IU vitamin A
- 63 mg kali
- 5 mg magiê
- 5,4 mg vitamin C
- 2 mg canxi
- 0,29 mg sắt
- 1,9 g chất xơ
Trái chanh dây cũng chứa phốt pho, niacin và vitamin B-6 - tất cả những gì mà một cơ thể khỏe mạnh cần.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Chanh dây rất giàu chất chống oxy hóa. Đây là những hợp chất giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng để giữ cho hệ thống cơ thể khỏe mạnh. Các nhà khoa học biết rằng chất chống oxy hóa giúp cải thiện lưu lượng máu, đặc biệt là lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh.
Chúng cũng làm giảm căng thẳng tế bào và giảm viêm trong cơ thể, cả hai đều có liên quan đến các bệnh như bệnh tim và bệnh Alzheimer.
3. Nguồn chất xơ dồi dào
Một trong những tác dụng của chanh dây là cung cấp nhiều chất xơ. Chất xơ là một thành phần quan trọng của mọi chế độ ăn uống, giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, giữ cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và rối loạn đường ruột.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất xơ cũng có lợi ích trong việc giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim.
Hầu hết người dân ở Mỹ không có đủ chất xơ. Theo một nghiên cứu năm 2008, lượng tiêu thụ chất xơ được khuyến nghị là 33,6g đối với nam giới ở độ tuổi 19-30, và 28g đối với phụ nữ ở độ tuổi 19-30. Tuy vậy, hầu hết người Mỹ chỉ nạp khoảng khoảng 16g.
Ăn chanh dây thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.
4. Hạ thấp chỉ số đường
Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới có giá trị chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này có nghĩa là sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ không thay đổi quá nhiều. Đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho những người mắc bệnh tiểu đường.
5. Cải thiện độ nhạy insulin
Một số nghiên cứu cho thấy một hợp chất được tìm thấy trong hạt trái chanh dây có thể cải thiện sự nhạy cảm với insulin của một số người người. Cải thiện độ nhạy insulin có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2017 trên người cho thấy một chất tên là piceatannol trong chanh dây có thể cải thiện quá trình trao đổi chất. Đây là nghiên cứu tiếp theo sau khi các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh được điều tương tự.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông thừa cân chỉ cần tiêu thụ 20mg piceatannol mỗi ngày trong 8 tuần sẽ cải thiện sức khỏe trao đổi chất đáng kể, bao gồm cả độ nhạy insulin, so với những người dùng giả dược. Đây được coi là tác dụng của chanh dây "xịn xò" nhất!
Những tác dụng của chanh dây bạn nhất định phải biết!
6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chanh dây rất giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra.
Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn, đồng thời có thể cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
7. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh dây chứa nhiều kali có lợi cho tim và cũng ít natri. Một tác dụng của chanh dây là loại bỏ cholesterol dư thừa từ bên trong mạch máu, đặc biệt là khi ăn cả phần hạt - thành phần chứa nhiều chất xơ. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, ăn chanh dây có thể giúp bình thường hóa huyết áp. Chế độ ăn ít natri và giàu kali cũng giúp giảm huyết áp.
8. Giảm lo lắng
Chanh dây rất giàu magiê, một khoáng chất quan trọng mà các nhà khoa học đã chứng minh khả năng giảm căng thẳng và lo lắng.
Một đánh giá từ năm 2017 cho thấy magiê có thể giúp mọi người giảm mức độ lo lắng của họ. Tuy nhiên, các tác giả nói rằng chất lượng của đánh giá này khá kém, vì vậy họ cần phải nghiên cứu thêm.
Tác dụng phụ khi ăn chanh dây
1. Dị ứng
Đối với hầu hết mọi người, loại trái cây này hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với trái cây nói chung, và cần được điều trị phù hợp.
Một số người bị dị ứng latex có thể phản ứng với chanh dây. Điều này được gọi là phản ứng chéo. Phản ứng này xuất hiện do một số protein trong latex khá tương đồng với chất này trong chanh dây.
2. Mệt mỏi, buồn nôn
Ăn quá nhiều chanh dây dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và thậm chí là tim đập loạn nhịp. Phân bố các loại hoa quả đồng đều sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
3. Khó tiêu hoá
Những người ăn chanh dây mà không bỏ hạt rất dễ gặp tình này, do sự thật là hạt chanh dây không hề có dưỡng chất, nhưng lại khá cứng để tiêu hoá. Nghiêm trọng hơn là hạt chanh dây sẽ "đi lạc" vào túi thừa ruột già, gây nên tình trạng viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
4. Tác dụng ngược với thuốc
Chanh dây không phù hợp với những ai uống thuốc chống đông máu, vì nó làm tăng lưu lượng máu. Tuy nhiên, thuốc an thần, thuốc kháng histamine hay thảo dược lại khá hợp với loại quả này.
5. Tổn thương dạ dày
Chanh leo chứa nhiều chất axit hữu cơ, làm những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày dễ bị viêm loét.