Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Tổng quan về bệnh

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ. Nó tạo ra tetraiodothyronine và triiodothyronine, đây là 2 loại hormone chính kiểm soát cách thức sử dụng năng lượng của tế bào trong cơ thể. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của bạn thông qua việc giải phóng các hormone này.

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều tetraiodothyronine hoặc triiodothyronine, hoặc cả hai. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến các triệu chứng về tim mạch, sút cân, lồi mắt, bướu cổ...

Có nhiều điều kiện gây ra bệnh cường giáp, trong đó có bệnh Graves - một loại rối loạn tự miễn dịch - là nguyên nhân phổ biến nhất. Nó tạo ra các kháng thể kích thích tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Bệnh Graves thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và có liên quan đến yếu tố di truyền.

Nguyên nhân

- Dư thừa i-ốt - thành phần quan trọng trong tetraiodothyronine và triiodothyronine

- Viêm tuyến giáp, khiến tetraiodothyronine và triiodothyronine bị rò rỉ

- Khối u buồng trứng hoặc tinh hoàn

- Khối u lành tính tuyến giáp hoặc tuyến yên

- Chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ sung quá nhiều tetraiodothyronine 

Triệu chứng thường gặp

- Một lượng lớn tetraiodothyronine và triiodothyronine trong cơ thể khiến tốc độ trao đổi chất tăng mạnh. Đây được gọi là trạng thái siêu trao đổi. Khi ở trạng thái tăng chuyển hóa, cơ thể bạn có thể bị nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, run tay, đổ mồ hôi nhiều và khả năng chịu nhiệt kém. Ở phụ nữ, bệnh cường giáp có thể gây ra nhu động ruột, giảm cân hay chu kỳ kinh nguyệt không đều. 

- Bướu cổ đối xứng hoặc một bên, mắt lồi.

- Tăng sự thèm ăn

- Hồi hộp, bồn chồn, giảm khả năng tập trung

- Cơ thể yếu ớt

- Nhịp tim không đều, khó thở, khó ngủ

- Rụng tóc, tóc dễ gãy

- Mẩn ngứa

- Buồn nôn, chóng mặt, hụt hơi

- Phát triển vú ở nam giới

- Rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim dẫn tới suy tim sung huyết, đột quỵ.

Cách điều trị

- Thuốc: Thuốc kháng giáp antithyroid, ví dụ như methimazole giúp ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone. Đây là phương thức điều trị phổ biến nhưng phải tham khảo chẩn đoán của bác sĩ.

- I-ốt phóng xạ: Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, phương pháp i-ốt phóng xạ được tiến hành trên 70% bệnh nhân mắc bệnh cường giáp. Nó giúp phá hủy hiệu quả các tế bào sản xuất hormone. Phương pháp này thường có các tác dụng phụ như: khô mắt, khô miệng, đau họng, thay đổi khẩu vị.

- Phẫu thuật: Một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể cắt bỏ để điều trị bệnh cường giáp. Sau đó, bạn sẽ phải bổ sung hormone tuyến giáp để ngăn ngừa suy giáp - tuyến giáp hoạt động kém, tiết ra quá ít hormone. 

Bệnh cường giáp nên ăn và không nên ăn gì?

1. Thực phẩm nên ăn khi bị cường giáp

Thực phẩm ít i-ốt: 

Khoáng chất i-ốt đóng vai trò chính trong việc tạo ra hormone tuyến giáp. Do đó, chế độ ăn ít i-ốt sẽ giảm bệnh cường giáp. Hãy bổ sung những thực phẩm sau trong bữa ăn nếu mắc bệnh cường giáp:

- Muối không i-ốt

- Cà phê hoặc trà không kem sữa

- Lòng trắng trứng

- Trái cây tươi

- Hạt dẻ hoặc bơ hạt

- Bánh mì không muối, sữa, trứng

- Yến mạch

- Khoai tây

- Mật ong

- Rau họ cải: Măng, cải chíp, súp lơ, cải Brussels, cải xoăn...

- Đậu nành: Nhiều người đặt câu hỏi cường giáp có nên ăn đậu nành? Thực tế, nồng độ vừa phải của sterol trong đậu nành có thể làm giảm mức độ cường giáp nhưng liều cao lại gây tác dụng ngược lại. Do đó, bệnh nhân cường giáp nên cân nhắc khi sử dụng đậu nành. Bạn có thể dùng một lượng nhỏ đậu nành trong bữa ăn nhưng không kéo dài thường xuyên.

Vitamin và khoáng chất

Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp và để cân bằng sản xuất hormone tuyến giáp. Trong đó, chất sắt rất quan trọng với sức khỏe tuyến giáp. Khoáng chất này là cần thiết cho các tế bào máu để mang oxy đến mọi tế bào trong cơ thể. Hàm lượng sắt thấp có liên quan đến cường giáp, do đó, hãy bổ sung những thực phẩm sau để tăng chất sắt cho cơ thể:

- Đậu tây

- Các loại rau xanh

- Đậu lăng

- Quả hạch

- Gia cầm

- Thịt đỏ

- Các loại ngũ cốc

- Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali và phốt pho, có lợi cho bệnh nhân cường giáp. Nếu còn phân vân cường giáp có nên uống nước dừa thì đây chính là lựa chọn tốt cho bạn.

Chất selen

Chất selen giúp cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi bệnh tật. Nó cũng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho các mô khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu chất selen như:

- Quả hạch

- Hạt chia

- Nấm

- Trà

- Thịt bò, thịt cừu

- Cơm

- Cám yến mạch 

- Gia cầm

- Hạt hướng dương

Kẽm

Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh. Những thực phẩm tốt để bổ sung chất kẽm:

- Thịt bò

- Đậu xanh

- Bột cacao

- Hạt điều

- Nấm

- Hạt bí

Canxi và vitamin D

Bệnh cường giáp gây ra tình trạng xương yếu và giòn. Do đó, vitamin D và canxi là các chất cần thiết để xây dựng xương khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu canxi bao gồm: rau chân vịt, cải xoăn, đậu bắp, nước cam, sữa hạnh nhân, ngũ cốc giàu canxi...

Thực phẩm giàu vitamin D: nước cam, ngũ cốc tăng cường vitamin D, gan bò, nấm, cá béo...

Chất béo lành mạnh

Chất béo từ thực phẩm toàn phần và phần lớn chưa qua chế biến có thể giúp giảm viêm. Nhờ đó, nó giúp bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và cân bằng hormone tuyến giáp. Chất béo lành mạnh rất quan trọng trong chế độ ăn ít i-ốt.

Những thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh: dầu hạt lanh, dầu ô liu, dầu bơ, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu cây Rum, quả bơ, các loại hạt không ướp muối...

2. Thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp

Thực phẩm quá nhiều i-ốt

- Cá biển, tôm, cua, tôm hùm

- Rong biển

- Sushi

- Tảo biển

- Bơ, sữa, lòng đỏ trứng, phô mai

- Muối i-ốt

- Màu thực phẩm

Chất Nitrat

- Thịt chế biến: xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng

- Rau cần tây, rau diếp, củ cải, mùi tây, tỏi tây, rau thì là, cà rốt, dưa chuột, bí ngô

- Mặc dù hầu hết các rau họ cải đều tốt cho bệnh nhân cường giáp vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên riêng rau bắp cải lại được khuyến cáo không nên sử dụng. Do rau bắp cải chứa nhiều chất nitrat, khiến cơ thể hấp thụ nhiều i-ốt hơn. Với những người đang phân vân bệnh cường giáp có nên ăn bắp cải thì câu trả lời là không.

Gluten

- Lúa mì, lúa mạch

- Men bia

- Mạch nha, lúa mạch đen

- Tiểu hắc mạch

- Đậu nành: Như đã đề cập ở trên, đậu nành không có chứa i-ốt nhưng sử dụng một lượng lớn có thể tác động xấu tới bệnh cường giáp. Do đó, bạn nên cân nhắc số lượng khi sử dụng đậu nành.

Caffeine

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà, soda và socola đều không tốt cho bệnh nhân cường giáp, gây ra các triệu chứng lo lắng, căng thẳng, khó chịu và nhịp tim nhanh. Hãy thử thay thế đồ uống chứa caffeine bằng trà thảo dược tự nhiên, rượu táo nóng hoặc nước có thêm hương vị hoa quả (flavored water). 

Thông Tin Cần Biết

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể. Do đó, bệnh cường giáp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và đời sống. Vậy bị bệnh cường giáp nên...

Bệnh tuyến giáp khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY